Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng (Chi tiết) — Không quảng cáo

Soạn Văn 6 - Soạn ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay nhất Kể chuyện tưởng tượng


Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng (Chi tiết)

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Câu 5. Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

Phần I

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?

Lời giải chi tiết:

*   Tóm tắt truyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng nhiên, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng "lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không" rồi họ đồng tình phản đối không làm việc cho lão Miệng chừa đi. Thế nhưng họ cảm thấy mệt rã rời, không đủ sức để hoạt động nữa. Lúc này họ mới nhận ra: nếu không có cho lão Miệng ăn thì mình cũng sẽ chẳng thể làm được việc gì vì lão Miệng có ăn thì Tay, Chân, Tai, Mắt mới khoẻ được. Năm người lại thân mật sống với nhau như xưa.

*  Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Chuyện chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng là hoàn toàn tưởng tượng.

*   Sự tưởng này dựa vào chi tiết có thật là: Các bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời nhau cũng như trong xã hội người ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc truyện Lục súc tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.

-  Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?

-  Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?

-  Từ đó em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng?

Lời giải chi tiết:

-  Trong truyện người ta đã tưởng tượng tượng ra:

+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.

+ Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

-   Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.

-   Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.

-  Kể chuyện tưởng tượng là người kể nghĩ ra truyện bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hoặc trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.

Truyện kể ra một phần phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

Phần II

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn ý cho đề văn: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước...

Lời giải chi tiết:

Tham khảo dàn bài sau:

*  Mở bài:

-  Trận lũ lụt xảy ra vào tháng tám năm 2004 ở miền Trung.

-  Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới.

*   Thân bài:

-    Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội: gió dữ dội, lũ quét từ đầu nguồn đổ về ầm ầm như thác đổ. Nhà cửa, cây cối bị thiệt hại lớn.

-   Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, tàu hoả, trực thăng, thuyền, ca nô, xe lội nước, các hòn bê tông đúc sẵn...

-  Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời...

-   Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ

-   Cảnh cả nước quyên góp giúp đỡ đồng bào bị hoạn nạn do lũ lụt...

*  Kết bài: Thuỷ Tinh vẫn phải rút quân về, Sơn Tinh chiến thắng.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn ý: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.

Lời giải chi tiết:

Mở bài:

- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp Thánh Gióng

Thân bài:

- Hoàn cảnh được gặp Thánh Gióng.

- Trang phục, hình dáng của Thánh Gióng.

- Cuộc nói chuyện của Thánh Gióng

- Trao đổi suy nghĩ thắc mắc của mình với Thánh Gióng

- Hỏi bí quyết làm sao mà Gióng có thể từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười mà lại trở thành một

tráng sĩ xông pha ra trận

- Lời khuyên của Thánh Gióng

*Kết bài:

- Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng trong giấc mơ

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn ý: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em gặp những thú vị, rắc rối gì?

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào?

Thân bài:

- Lúc bị biến thành con vật, cảm giác của em.

- Nêu những điều thú vị và rắc rối.

+Thú vị

+Gặp những rắc rối nào?

Kết bài

- Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.

- Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.

- Lời hứa.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn ý: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xa đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau ấy và sẽ dàn xếp như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề

Thân bài:

- Hoàn cảnh nghe thấy cuộc trò chuyện.

- Cuộc trò chuyện của ba phương tiện

+ Ô tô nói lên những ưu điểm của bản thân: che mưa, che nắng, đi nhanh,... Chê bai xe máy, xe đạp...

+ Xe máy chê ô tô cồng kềnh, xe máy nhỏ gọn đi nhanh , dễ luồn lách,...

+ Xe đạp lên tiếng mình tuy đi chậm nhưng thân thiện với môi trường

- Sự dàn xếp của em

Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11

Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…

- Tả sự thay đổi ở trường học:

+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)

+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)

+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)

+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.

- Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa

- Cảm xúc khi về thăm trường

Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian


Cùng chủ đề:

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (Chi tiết)
Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Hoán dụ (chi tiết)
Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện trang 168 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng (Chi tiết)
Soạn bài Lao xao (Chi tiết)
Soạn bài Lòng yêu nước (Chi tiết)
Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Lợn cưới, Áo mới
Soạn bài Lợn cưới, áo mới (Chi tiết)