Soạn bài Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều Bài 3: Văn bản thông tin


Soạn bài Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Nội dung chính

Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng lũ lụt. Đồng thời cảnh báo con người về tác hại của lũ lụt gây ra cho con người.

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất.

Một số thông tin về hiện tượng lũ lụt: Nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở những khu vực xuất hiện lũ lụt. Khi thảm họa này xảy ra, lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ. Sau khi tràn vào đất liền, lượng nước lũ có khả năng dung nhập với nước sông, cũng có khả năng dung nhập vào nguồn nước sinh hoạt hoặc các nguồn nước khác. Bên cạnh đó, lũ lụt dẫn đến các loại bệnh cho con người. Do tình trạng ô nhiễm nguồn nước, người dân vùng lũ sẽ thiếu nguồn nước sinh hoạt, hoặc nước sinh hoạt đã bị nhiễm bẩn trong khi lũ dâng cao, tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan và phát tán nhanh chóng. Trong đó dịch tả và ghẻ lở là hai loại bệnh thường gặp nhất khi xảy ra hiện tượng lũ lụt.

Trong số các dạng lũ lụt, lũ quét là thảm họa điển hình gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..phá hoại cơ sở vật chất, giao thông đường bộ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 2

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi.

- Nguyên nhân: triều cường, bão, nước biển dâng…

- Tác hại: làm hại, gây hư hỏng sập đổ các công trình giao thông, gây thương vong về người và động vật…

- Em đã từng chứng kiến cảnh lũ lụt trong một lần về thăm quê. Hôm ấy, đám mây dày đặc kéo tới phủ khắp cả trời sét đùng đùng, cơn giông và gió giật rất mạnh, sét liên tục xé toạc bầu trời. Sau trận mưa, ngoài đường cây cối, cột điện đổ rạp khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mùa màng ngập úng.

- Nguyên nhân xảy ra lũ lụt: do nước biển dâng làm tràn ngập nước vùng ven biển.

- Tác hại của lũ lụt: làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa,... người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt để vận dụng khi đọc văn bản này.

Phương pháp giải:

Trả lời theo trải nghiệm cá nhân

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.

Xem thêm
Cách 2

Nội dung sa pô mới nhắc đến lí giải khái niệm lũ lụt và tác hại của lũ lụt, chưa đề cập đến nguyên nhân xảy ra lũ lụt đầy đủ như tên bài.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn sapo

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nội dung sapo đã nêu đủ ý chính của tên văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đoạn đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý

Trong đoạn Lũ lụt là gì ?, thông tin được trình bày theo phân loại, bóc tách khái niệm “lũ lụt” thành “lũ” và “lụt” ra. Sau đó, giải thích tổng hợp lại thông tin để trình bày khái niệm một cách tổng quát nhất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong phần Lũ lụt là gì? Thông tin được trình bày theo cách nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Lũ lụt là gì? và đọc lại phần Kiến thức ngữ văn bài 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông tin được trình bày theo cách viết một đoạn đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý, làm rõ, bổ sung cho đoạn đầu.

Xem thêm
Cách 2

- Có ba loại lũ:

+ Lũ ống: là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trê cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

+ Lũ quét: là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ cháy từ trên cao xuống thấp.

+ Lũ sông: là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Có những loại lũ nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có ba loại lũ: lũ ống, lũ quét, lũ sông.

Xem thêm
Cách 2

Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt ở nơi người dân sinh sống.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Câu 4 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bức ảnh minh họa cho hiện tượng gì?

Phương pháp giải:

Xem ảnh và trả lời

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bức ảnh minh họa cho hiện tượng lũ lụt.

Xem thêm
Cách 2

Thông tin từ các đề mục in đậm là khái quát nội dung chính của từng phần, còn các đề mục in nghiêng là diễn giải, làm nổi bật cho đề mục in đậm.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 6

Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in đậm nghiêng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đề mục và so sánh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông tin từ các đề mục in đậm nghiêng là các ý nhỏ của các đề mục in đậm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Triển khai song song giữa các ý.

- Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách phân loại các tác hại của lũ lụt, bao gồm:

+ Gây thiệt hại về vật chất

+ Gây thương vong về con người

+ Tác động ô nhiễm môi trường nước

+ Nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế địa phương, đất nước

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 6 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nội dung được triển khai song song giữa các ý, không nội dung nào khái quát, bao trùm lên nội dung nào.

Xem thêm
Cách 2

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì ?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại . Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định bố cục.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Dựa vào các đề mục in đậm, in đậm nghiêng của văn bản, ta chia văn bản làm 3 phần chính:

+ Phần 1 (từ đầu đến “khu dân cư”): Định nghĩa về lũ lụt

+ Phần 2 (tiếp đến “nhiều thiên tai”): Nguyên nhân gây ra lũ lụt

+ Phần 3 (còn lại): Tác hại của lũ lụt

- Trình bày bố cục theo một sơ đồ:

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Triển khai theo trật tự quan hệ nguyên nhân - kết quả đi từ giải thích hiện tượng lũ lụt đến nguyên nhân gây ra lũ lụt và cuối cùng là tác hại của lũ lụt.

- Người viết đã chọn cách phân loại các nội dung chính của văn bản để triển khai ý tưởng nhằm sáng tỏ nhan đề văn bản và thông tin của văn bản.

- Những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy:

+ Phần “Lũ lụt”: người viết triển khai diễn giải từng khái niệm của “lũ lụt” thành hai ý là “lũ” và “lụt.

+ Phần “Nguyên nhân gây ra lũ lụt”: người viết triển khai thành các ý lớn đưa ra các nguyên nhân gây ra lũ lụt.

- Việc triển khai các thông tin trong văn bản như vậy giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được các thông tin quan trọng trong văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Câu 2 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Văn bản đi từ giải thích hiện tượng lũ lụt đến nguyên nhân gây ra lũ lụt và cuối cùng là tác hại của lũ lụt.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cung cấp cho người đọc lượng thông tin lớn, cần thiết và bổ ích về hiện tượng lũ lụt

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt (khái niệm, nguyên nhân và tác hại).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã cung cấp cho người đọc lượng thông tin lớn, cần thiết và bổ ích về hiện tượng lũ lụt từ định nghĩa đến nguyên nhân và tác hại của nó.

Xem thêm
Cách 2

Cách trình bày nội dung thông tin trong văn bản: tác giả đã bóc tách, chia khái niệm “lũ lụt” ra chi tiết, giải thích từng khái niệm, phân loại các loại về từ lũ và lụt. Sau đó mới rút ra định nghĩa tổng quát về lũ lụt. Việc trình bày như vậy, sẽ đem lại tính hiệu quả về truyền đạt nội dung thông tin mà tác giả hướng đến, qua đó ta cũng thấy được nội dung mang tính cụ thể, rõ ràng hơn.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Văn bản được trình bày một cách logic theo quan hệ nguyên nhân kết quả. Đầu tiên đưa ra định nghĩa về lũ lụt, phân loại lũ, tác giả phân tích nguyên nhân xảy ra lũ lụt.

- Ở phần nguyên nhân, tác giả chia nội dung thành 4 mục nhỏ ứng với 4 nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân không có sự trùng lặp. Cuối cùng tác giả nêu tác hại của lũ lụt. Ở phần này tác giả cũng chia văn bản thành 5 mục con ứng với năm tác hại của lũ lụt.

=> Trình bày logic, rõ ràng, theo đúng trật tự nguyên nhân kết quả giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung văn bản.

Xem thêm
Cách 2

- Hiện tượng lũ lụt là một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả trên thế giới nói chung. Bởi bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người: đời sống người dân bị tàn phá nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Người và của bị thiệt hại nặng nề,... Chính vì vậy, mỗi người dân cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của lũ lụt để từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng mình.

- Sau khi đọc văn bản, em muốn biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 6

Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu của bản thân

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Với đặc tính gần biển, nhiều sông ngòi, lũ lụt là một trong những thiên tai xuất hiện thường xuyên ở nước ta và các một số nước trên thế giới. Lũ lụt xảy ra bởi nhiều nguyên nhân có thể là từ thiên nhiên hoặc từ chính con người.

Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy mình cần đọc thêm thông tin về các biện pháp phòng, chống thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra lũ lụt.

Xem thêm
Cách 2

- Một số thông tin

+ Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích dữ liệu toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) về rủi ro ngập lụt từ biển, sông và lượng mưa cao, cũng như tình hình phân bố dân cư và nghèo đói. Kết quả cho thấy khoảng 1,81 tỷ người (tương đương 23% dân số thế giới) có nguy cơ phải hứng chịu ngập lụt với mực nước trên 15cm trong trận lũ nghiệm trọng cỡ 100 năm mới xảy ra một lần. Trong số này, 89% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Cụ thể, 780 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sống với ít hơn 5,5 USD/ngày, và 170 triệu người chỉ sống với 1,9 USD/ngày. Tóm lại, cứ 10 người thì có 4 người chịu rủi ro lũ lụt trên toàn cầu sống trong cảnh nghèo đói. Các quốc gia có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đồng bằng rộng lớn có tỷ lệ dân số chịu rủi ro cao hơn.

Lũ lụt không chỉ gây ra các thiệt hại về người. Theo một nghiên cứu được công bố bởi công ty tư vấn môi trường và kỹ thuật GHD (Mỹ), các thảm họa về nước (hạn hán, bão và lũ lụt) có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050. Trong đó, lũ lụt được dự báo sẽ gây ra khoảng 36% tổng thiệt hại.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Hịch tướng sĩ SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Lão Hạc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Mời trầu SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết