Soạn bài Mời trầu SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Nội dung chính
Bài thơ bộc lộ nhiều nét tính cách của Hồ Xuân Hương. Mạnh bạo vượt qua lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, Xuân Hương đảo lộn vai trò mời trầu bạn tình, cũng có nghĩa là Xuân Hương chủ động đến với tình yêu bằng thái độ cởi mở chân thành, tha thiết. Khát vọng tình yêu thì cháy bỏng, nhưng nữ sĩ vẫn đủ sáng suốt nhận ra sự bạc bẽo của tình đời. |
Chuẩn bị
(trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu về Hồ Xuân Hương
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hồ Xuân Hương ( 1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình.
- Hồ Xuân Hương (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi.
- Được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất (2021).
- Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm.
- Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
- Hồ Xuân Hương (1772-1822).
- Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
Hồ Xuân Hương (Chưa rõ năm sinh, năm mất). Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc. Bà xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du). Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu .
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài học
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, dù về hình thức vẫn là một bài thơ Đường luật nhưng được viết bằng chữ Nôm và mang bản sắc dân tộc từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, ngôn từ,...
- Có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần: hai câu đầu và hai câu cuối.
- Chủ đề của bài thơ: Qua việc mời trầu, một phong tục của người Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình cảm lứa đôi và phê phán sự bạc bẽo của tình đời. Đây là một chủ đề có phần khác biệt với chủ đề của các bài thơ Đường luật khác (các tác giả trước đây thường chỉ đề cập đến những vấn đề lớn mang tính quốc gia, dân tộc, đại diện cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội mà ít quan tâm đến tình cảm riêng tư của con người bình thường, nhất là người phụ nữ).
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Bài thơ gắn với phong tục: ăn trầu, mời trầu.
- Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
- Phong tục: ăn trầu, mời trầu.
- Nội dung phong tục được thể hiện qua hai câu thơ đầu.
– Bài thơ gắn với phong tục ăn trầu của người Việt.
– Nội dung phong tục ấy đã được Hồ Xuân Hương thể hiện chỉ tiết trong bài thơ qua những đồ vật, thao tác gắn liền với việc thực hành phong tục đó.
+ Quả cau: Cau được hái về, bổ dọc ra làm bốn miếng, phơi héo hoặc để tươi. Lá trầu: Trầu được hái về, rửa sạch, thường được cắt dọc làm hai mảnh. Vôi đã được tôi để trong bình.
+ Người têm trầu quệt vôi vào lá trầu. Cuộn miếng cau vào lá trầu đã quệt vôi, tết lại thành hình “sâu kèn” hoặc hình “cánh phượng”, cho vào miệng nhai. Trong quá trình nhai trầu (ăn trầu), các thành phần trong miếng trầu hoà quyện vào nhau thành một khối có màu đỏ thắm.
+ Khi gặp nhau hoặc tiếp khách, người Việt thường mời nhau ăn trầu, thể hiện tình nghĩa và sự hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
+ Trong hôn nhân: Đồ sắm lễ của nhà trai đem tới nhà gái luôn phải có trầu cau, thể hiện sự gắn bó keo sơn khi thành vợ chồng.
Vì vậy, nếu một người con trai hoặc một người con gái đến tuổi thành niên, khi nhận trầu mời từ người khác, thường ngụ ý đã nhận tình cảm của người đó và mong muốn tiến đến hôn nhân.
- Bài thơ gắn với phong tục : “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
- Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”. Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, cũng chỉ là cách xưng hô thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Miếng trầu “Mới quệt rồi” là miếng trầu tươi ngon dùng để biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ
b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ "xanh như lá và bạc như vôi" được áp dụng trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Việc đưa thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:
"Này của Xuân Hương mới quệt rồi."
Một cách thể hiện cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng. Nhà thơ tự trải lòng mình, bày tâm tư, tình cảm một cách chân thật. Chữ “này” biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Cụm từ “Mới quệt rồi” vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách của cô gái.
a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.
- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.
- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ này đều có tác dụng trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
– Các cụm từ “quả cau nho nhỏ”, “miếng trầu” gợi nhớ đến các câu ca dao về tình yêu, hôn nhân như:
+ Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa...
+ Thưa rằng tôi đi hải dân
Hai anh mở tủi đưa trầu cho ăn.
+ Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.
+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
– Hai câu đầu còn gợi nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
– Hai câu cuối bài thơ gợi nhớ đến các thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng”, “xanh như lá, bạc như vôi”,...
+ Các từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được Hồ Xuân Hương ghép thêm từ, thành phần mới để tạo lập nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt mang phong cách riêng của bà.
b. Những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:
“Trầu hội”: thể hiện sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ”).
– “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Điều này ở thời trung đại chỉ có mình Hồ Xuân Hương dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ.
Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân đó đã thể hiện rõ nét thái độ và tình cảm thắm thiết của tác giả trước tình yêu và hôn nhân. Đây là sự độc đáo, cá tính trong thơ bà, không thể lẫn với người khác.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
“Mời trầu” thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Qua “Mời trầu” ta thấy được những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, mong rằng nó “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.
=> Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.
Những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.
=> Hồ Xuân Hương là một người mạnh mẽ, có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.
Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:
– Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.
– Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững của chàng trai).
– Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Chi qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc.
Bài thơ Mời trầu là những tâm sự, những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ. Bài thơ Mời trầu chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể là Hồ Xuân Hương.
Qua hình ảnh miếng trầu, Xuân Hương đã thể hiện nỗi lòng khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Hình ảnh những miếng trầu nó không chỉ đẹp mắt, đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Miếng trầu của Xuân Hương hình thức không khác gì những miếng trầu bình thường nhưng về ý nghĩa thì lại chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự, là nỗi lòng của người con gái. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
=> Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. Bài thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng)
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo:
Bài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà, là tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa. Chỉ với bốn câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời. Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên
Phương pháp giải:
Đọc kĩ cả hai văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài ca dao khác nhau về thể thơ: Bài thơ mời trầu là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; Bài ca dao là thơ lục bát.
- Đề tài của hai bài cũng tương đối giống nhau: Đều nói về tình yêu đôi lứa.
- Thái độ của tác giả:
+ Bài ca dao: vui mừng trước tình yêu đôi lứa.
+ Bài thơ mời trầu: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.
Mời trầu |
Bài ca dao |
|
Đề tài |
Đều nói về tình yêu đôi lứa |
|
Thể thơ |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật |
Thơ lục bát |
Thái độ |
Bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo. |
Vui mừng trước tình yêu đôi lứa |
Đây là một bài ca dao hay và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể, đáp ứng đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao và bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống và khác biệt như sau:
– Giống nhau: Đều qua tục ăn trầu với những thao tác như tâm trầu, ăn trầu để nói về chuyện tình cảm.
– Khác nhau:
+ Bài ca dao được lưu truyền trong dân gian bằng thơ lục bát, một thể thơ phổ biến của ca dao, dân ca. Bài thơ của Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Tuy cùng nói về chuyện tình cảm nhưng bài thơ của Hồ Xuân Hương nói về tình yêu nam nữ để tiến đến hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện hôn nhân vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao nói đến duyên vợ chồng gắn bó, keo sơn; còn duyên trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là quan hệ giữa chàng trai và cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên nếu đối phương trong tình yêu là kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.
Bài đọc