Soạn bài Tấm Cám (Chi tiết) — Không quảng cáo

SGK Văn 10 sách cũ chi tiết, Ngữ văn 10, tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 7 SGK Ngữ văn 10


Soạn bài Tấm Cám (Chi tiết)

Soạn bài Tấm Cám trang 65 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Câu 2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

Câu 1

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết:

* Diễn biến của mâu thuẫn dẫn đến xung đột:

- Xuất xứ xung đột: quan hệ dì ghẻ - con chồng: quan hệ giữa kẻ mồ côi với bà mẹ ghẻ và em cùng cha khác mẹ.

- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

a. Tấm và Cám cùng đi bắt tép. Tấm bị lừa trút hết giỏ tép. Đây là mâu thuẫn trực tiếp giữa Tấm và Cám, tuy đằng sau Cám là gì ghẻ, nhưng mâu thuẫn này mới chỉ phản ánh quan hệ trong gia đình.

b. Mẹ con Cám ăn thịt cá bống. Mâu thuẫn bị đẩy lên thành quan hệ giữa kẻ ác (mẹ con Cám) và người thiện (Tấm), tuy nhiên vẫn nói ở mức độ gia đình.

c. Mẹ con Cám ăn mặc đẹp để đi xem hội, nhưng dì ghẻ lại trộn thóc với gạo bắt tấm ở nhà nhặt kỳ hết mới được đi. Đây là mâu thuẫn bị đẩy đến mức cao hơn, giữa một bên là người hiền, bị áp bức, vói một bên là kẻ cường hào, độc ác, mâu thuẫn vẫn mới chỉ trong khuôn khổ gia đình.

- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại của cô, xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội) nên tính quyết liệt của mâu thuẫn hiện rõ hơn.

d. Tấm trở thành vợ vua, về nhà giỗ bố, bị mẹ con Cám lừa chặt cây cau, giết chết rồi cho Cám vào cung thay chị. Đây là mâu thuẫn đã đẩy đến đỉnh cao thành quan hệ giữa hai bên thù địch: Một bên là những kẻ tham lam độc ác với một bên là người hiện thục, nết na. Hai bên thù địch đó không phải chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình mà được đẩy tới mức độ có ý nghĩa xã hội (vì Tấm không còn là người con trong gia đình đó nữa, mà đã trở thành vợ vua).

e. Tấm hóa thành chim Vàng anh, vạch mặt Cám. Chim được vua yêu. Mẹ con Cám lại làm thịt chim để ăn, đổ lông ra vườn. Xung đột tiếp tục leo thang: mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ hai.

g. Chỗ lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt và xinh đẹp. Nhà vua yêu thích cây xoan, mắc võng ra đấy ngủ, không hề để ý đến Cám. Mẹ con Cám lại lừa chặt cây xoan làm khung cửi. Hai mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ ba.

i. Khung cửi dệt vải lại kêu lên "kẽo cà kẽo kẹt... " để tố cáo Cám. Mẹ con Cám lại đem đốt khung và đổ tro thật xa. Xung đột cuối cùng: mẹ con Cám tận diệt đối với Tấm.

h. Từ nơi xa, Tấm hóa thành cây thị, hóa thân vào quả thị để trở lại làm người. Đây là tình tiết cuối cùng, nhờ có phép lạ. Tấm trở về trả thù mẹ con nhà Cám.

* Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

- Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

- Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

Câu 2

Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: Tấm bị giết hoá thành chim vàng anh, vàng anh bị giết mọc lên cây xoan đào. Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi bị đốt mọc lên cây thị. Từ quả thị Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, trở lại làm người gặp lại nhà vua. Sự hóa thân thần kỳ này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

- Những vật hoá thân cũng đều là những yếu tố kỳ ảo. Song nó khác hắn yếu tố kỳ ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện, ở phần đầu của Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần khóc, ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt vối cái ác giành lại hạnh phúc.

- Mặt khác những vật hoá thân này có thể bị ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vẻ bề ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi đạo Phật kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi tự kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi niết bàn cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi niết bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Đây là thể hiện lòng yêu đòi và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.

Câu 3

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Suy nghĩ vê hành động trả thù của Tấm đối với Cám

Lời giải chi tiết:

Về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ngườii cho rằng Tấm hành động như vậy là đúng, mẹ con Cám tội ác chất chồng, đáng bị trừng trị như vậy; có ý kiến lại cho rằng Tấm quá nhẫn tâm. Học sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình đối với hành động trả thù cuối truyện của Tấm nhưng cần chú ý:

- Tấm là nhân vật của cổ tích: nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng; nhân vật thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật, mọi hành động của nhân vật chịu sự chi phôi ấy; nhân vật cổ tích không có tính cách, không có suy nghĩ để đắn đo, lựa chọn...

- Truyện Tấm Cám tập trung thể hiện đạo lý của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,... Mẹ con Cám ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lượt khác, có thể nói tội ác trùng trùng, song chúng chỉ có một lần chết - cái chết ấy phải diễn ra như thế nào để tương xứng với những tội ác của chúng. Tấm chỉ là nhân vật thực hiện đạo lý đó của nhân dân mà thôi.

Câu 4

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện?

Lời giải chi tiết:

- Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, một vấn đề của đạo đức xã hội thời phong kiến. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.

- Câu chuyện còn phản ánh sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả... Tấm là đại diện cho cái thiện, sự ngay luật và siêng năng cần cù. Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, sự giả đối và lười biếng... Chính vì vậy mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng trở thành vấn đề xung đột giữa các thế hệ thiện và ác.

- Tấm và mẹ con Cám còn có mối quan hệ giữa người bị áp bức với kẻ áp bức. Cho nên, cuộc đấu tranh của những người nhỏ bé, bất hạnh như cô Tấm là cuộc đấu tranh cho công bằng chính nghĩa.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)

Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích, hãy tìm trong truyền Tấm Cám những dẫn chứng để làm rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ (SGK, tr.72)

Lời giải chi tiết:

- Truyện cổ tích là "những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thê hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân lao động".

- Truyện cổ tích thần kỳ có các đặc trưng là "có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ trong sự phát triển của tuyến truyện" (theo SGK)

- Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ là:

+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào sự phát triển của truyện. Các yếu tố thần kỳ gồm: Ông Bụt, sự hoá thân của cô Tấm... Đây là bộ phận không thể thiếu trong câu chuyện. Ví dụ: Cứ mỗi lần Tấm khổ sở quá mức (khóc), Bụt lại hiện lên hỏi: ”Làm sao con khóc, rồi Bụt lại hướng dẫn Tấm phải làm những gì? Việc Tấm chết hoá thành con chim vàng anh, rồi cây xoan, quả thị...

+ Hầu hết các yếu tố thần kỳ đều là những tình tiết quan trọng, không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn có tính nội dung. (HS chú ý phân tích vai trò của yếu tố thần kỳ trong sự phát triển của cốt truyện).

Tóm tắt

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi trút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Bố cục

Bố cục ( 3 phần )

- Phần 1 (từ đầu ... "việc nặng"): giới thiệu các nhân vật

- Phần 2 (tiếp ... "bà ngồi bán hàng"): sự hóa thân và đấu tranh của Tấm

- Phần 3 (còn lại): Tấm được trở về đoàn tụ với vua

ND chính

- Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (chi tiết)
Soạn bài Phương pháp thuyết minh - Ngữ văn 10 (chi tiết)
Soạn bài Ra - Ma buộc tội (Chi tiết)
Soạn bài Tam đại con gà (Chi tiết)
Soạn bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng (chi tiết)
Soạn bài Tấm Cám (Chi tiết)
Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Chi tiết)
Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ - Trích Đại Việt sử kí toàn th­ư (chi tiết)
Soạn bài Thề Nguyền (chi tiết)
Soạn bài Thơ Hai - Kư của Ba - Sô (Chi tiết)
Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối (chi tiết)