Soạn bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng (chi tiết)
Soạn bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng trang 80 SGK Ngữ văn 10. Câu 3. Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
Câu 1
Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
Lời giải chi tiết:
Phân tích qua hai sự việc: Làm vườn và luận về anh hùng, chỉ ra được những nét cơ bản về tâm trạng và tính cách của Lưu Bị:
- Sợ Tào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.
- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.
- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ.
=> Tóm lại, Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.
Câu 2
Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?
Lời giải chi tiết:
- Đó là một người gian hùng.
- Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn người.
- Nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc.
- Tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lý sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.
Câu 3
Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
Lời giải chi tiết:
Tào Tháo (gian hùng) |
Lưu Bị (anh hùng) |
- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. |
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm. |
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người |
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo. |
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác. |
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình. |
- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng. |
- Là người anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại. |
Câu 4
Câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?
Lời giải chi tiết:
Nhờ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:
- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.
- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.
- Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.
- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa.
Tóm tắt
Bấy giờ Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Vì muốn che giấu mưu đồ của mình, Lưu Bị ngày ngày làm vườn. Một hôm Tào Tháo mời Lưu Bị đến để hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị tưởng mình đã bị phát hiện nên sợ hãi. Tào Tháo mời Lưu Bị thưởng mơ và nói chuyện “rừng mơ” trong trận đánh Lưu Tú.
Chợt mây đen kéo đến, Tào Tháo hỏi Huyền Đức về chuyện rồng và luận về những tên tuổi anh hùng thời đó. Huyền Đức đưa ra năm tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tào Tháo vừa nghe vừa cười rồi khẳng định anh hùng trong thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Huyền Đức. Huyền Đức nghe vậy giật mình, đánh rơi đũa và bạo biện do tiếng sét.
Bố cục
Bố cục: 5 phần
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
ND chính
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. |