Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 6. Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh


Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều

Gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong các đoạn văn sau (trích từ truyện “Vi hành” – Nguyễn Ái Quốc)

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 25 SGK Văn 12 Cánh diều

Gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong các đoạn văn sau (trích từ truyện “Vi hành” – Nguyễn Ái Quốc)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đọc lại phần kiến thức tiếng Việt để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ . […] Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng , ông chúa , để tiện việc riêng và vì lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

b. Tôi không được rõ ý đồ của nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài không muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng , có được uống nhiều rượu và được hút thuốc phiện bằng dân Nam dưới quyền ngự trị của ngài , được không?

c.Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.

d. Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nỗi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế .

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 25 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các văn bản và phần tri thức tiếng Việt để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. “Chồng người vác giáo săn heo

Chồng em vác đĩa săn mèo khắp mâm”

🡪 Câu ca dao nói lên sự khác biệt và so sánh giữa hai người chồng. Người chồng vác giáo săn heo, tượng trưng cho người nam giới chăm chỉ, nỗ lực kiếm tiền để lo gia đình. Trong khi đó, người chồng vác đĩa săn mèo, cho thấy sự lười biếng, không chịu trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng gia đình. Câu ca dao này khuyên nhắc rằng sự chăm chỉ và trách nhiệm là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc.

b. “Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắm cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư”

🡪 Câu ca dao ý nói cha mẹ anh là người ghê gớm. Nghe người ngoài nói thì họ cho rằng mẹ anh hiền nhưng thực tế thì không phải như vậy. “Hiền” chỉ là vỏ bọc bên ngoài của “cha mẹ” anh.

c. “Vợ anh khéo liệu khéo lo,

Bán một con bò, mua cái ễnh ương

Đem về thả ở gậm giường

Nó kêu ì ọp, lại thương con bò”

🡪 Câu ca dao thể hiện ý chê bai, mỉa mai những kẻ vụng suy, tính quẫn, không biết cách làm ăn đồng thời khuyên chúng ta hãy lên kế hoạch, sắp xếp 1 cách thật hợp lý mọi việc làm của mình để tránh gây ra những lãng phí hoặc những sự việc không cần thiết.

d. “Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm mâm cỗ chẳng sai đám nào”

🡪 Câu ca dao nhằm mỉa mai châm biếm thói tham ăn, thích tụ tập ăn nhậu của những người con trai thiếu ý chí, không thích làm việc mà thích ăn uống hưởng thụ. Phê phán thói trọng nam khinh nữ của người xưa, khiến cho người con trai luôn được hưởng những ưu đãi, được coi như ông hoàng trong gia đình, còn người phụ nữ thì chịu nhiều vất vả thiệt thòi.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 25 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm trong truyện cười hoặc thơ châm biếm ba ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm trong sách, báo, interet,...

Lời giải chi tiết:

+ Bài thơ “Động Hương Tích” của tác giả Hồ Xuân Hương:

“Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. Người quen cõi Phật chen chân xọc, Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, Con thuyền vô trạo cúi lom khom. Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, Rõ khéo trời già đến dở dom.”

+ Bài thơ “Chữ nho” của tác giả Tú Xương

“Nào có nghĩa gì cái chữ nho Ông nghè ông cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm thầy phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”

+ T ruyện cười “Ngạo mạn”

Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:

"Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất".

Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.

"Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai." – thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.

Thư sinh nói tiếp:

"Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…".

Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:

"Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người".

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 25 SGK Văn 12 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tác dụng biện pháp nói mỉa trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học

Lời giải chi tiết:

Trong truyện ngắn "Vi Hành" của Nguyễn Ái Quốc, em thấy biện pháp nói mỉa được sử dụng để phản ánh một cách rõ ràng những bất công, xã hội hư cấu và bóng tối mà nhân vật chính nhìn thấy xung quanh. Sự mỉa mai không chỉ là một cách để giải tỏa cảm xúc phẫn nộ, mà còn là một cách để bày tỏ sự phê phán sâu sắc đối với sự bất công và tham vọng độc ác của những kẻ thù của nhân vật. Phương tiện này không chỉ giúp nhân vật thể hiện quan điểm của mình một cách sắc bén, mà còn góp phần làm nổi bật sự tinh tế và thông minh trong cách ứng xử của họ. Tuy nhiên, qua việc sử dụng biện pháp nói mỉa, chúng ta cũng thấy được sự tự tưởng tượng và nhạy bén của tác giả trong việc xây dựng câu chuyện và nhân vật. Điều này chứng tỏ rằng trong mỗi lời mỉa mai đều ẩn chứa một thông điệp sâu sắc và ý nghĩa mà đôi khi chỉ có những người tinh tế mới có thể hiểu được.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (tiếp theo) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ sang trọng và ngôn ngữ thân mật ( Tiếp theo) SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu Lưu biệt khi xuất dương SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Thực thi công lí SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Tin học có phải là khoa học? SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều