Soạn bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh. Đề 2: Thuyết minh tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.
Đề 1
Đề số 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Thuyết minh về vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Dàn bài:
a. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh, đó là mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường.
- Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân.
b. Thân bài
- Giới thiệu khái niệm môi trường, các yếu tố cấu thành môi trường.
- Cây xanh và những công dụng chủ yếu.
- Mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường: Vì sao có cây xanh? Cây xanh có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người, đối với việc giữ gìn bảo vệ môi trường (tăng vẻ mĩ quan, cân bằng hệ sinh thái, duy trì nguồn khí trong lành, đảm bảo sức khỏe của con người,…).
- Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường, cây xanh?
c. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ những gì bản thân mình có thể làm để đóng góp phần bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
Đề 2
Đề số 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Thuyết minh tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối với đời sống của con người.
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát: ma tuý là một hiểm hoạ của loài người.
b. Thân bài
- Lần lượt thuyết minh về các mặt tác hại của ma tuý đối với đời sống con người:
- Nguồn gốc phát sinh ma tuý
- Các chất được gọi là ma tuý.
- Những tác hại của ma tuý đối với cuộc sống con người:
- Ma tuý khiến người dùng nó mất khả năng làm chủ, thần kinh tê liệt...
- Ma tuý gây tổn hại về kinh tế, suy kiệt về nòi giống...
- Ma tuý là con đường chính dẫn tới lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV.
- Tình hình nghiện ma tuý hiện này và những việc cần làm nhằm đẩy lùi tệ nạn này.
c. Kết bài
Nên suy nghĩa của bản thân trước tác hại của ma tuý và nhắc nhở mọi người hãy tránh xa.
Đề 3
Đề số 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
Dàn bài:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn (kinh nghiệm thuộc thơ, tóm tắt truyện, lập dàn ý, viết bài…).
Thân bài:
- Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó.
- Phổ biến lại kinh nghiệm.
- Đánh giá vai trò, tác dụng của kinh nghiệm học và làm văn.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của kinh nghiệm học và làm văn.