Toán lớp 3 trang 95 - Luyện tập chung - SGK Cánh diều
Tính giá trị của các biểu thức sau: Trong bình xăng của một ô tô đang có 40 lít xăng. Nhung hái được 60 quả dâu tây, Xuân hái được 36 quả dâu tây.
Bài 1
Tính giá trị của các biểu thức sau:
Phương pháp giải:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) 948 – 429 + 479 = 519 + 479
= 998
424 : 2 x 3 = 212 x 3
= 636
b) 750 – 101 x 6 = 750 – 606
= 144
100 : 2 : 5 = 50 : 5
= 10
c) 998 – (302 + 685) = 998 – 987
= 11
(421 – 19) x 2 = 402 x 2
= 804
Bài 2
a) Tính giá trị của các biểu thức sau:
b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a.
c) Lấy ví dụ tương tự như các biểu thức ở câu a.
Phương pháp giải:
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) (300 + 70) + 500 = 370 + 500
= 870
300 + (70 + 500) = 300 + 570
= 870
(178 + 214) + 86 = 392 + 86
= 478
178 + (214 + 86) = 178 + 300
= 478
b) Nhận xét: Giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a bằng nhau.
c) Ví dụ:
(625 + 28) + 200 = 653 + 200
= 853
625 + (28 + 200) = 625 + 228
= 853
Bài 3
a) Tính giá trị của các biểu thức sau:
b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a.
c) Lấy ví dụ tương tự như các biểu thức ở câu a.
Phương pháp giải:
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) (2 x 6) x 4 = 12 x 4
= 48
2 x (6 x 4) = 2 x 24
= 48
(8 x 5) x 2 = 40 x 2
= 80
8 x (5 x 2) = 8 x 10
= 80
b) Nhận xét: Giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a bằng nhau.
c) Ví dụ:
(4 x 9) x 6 = 36 x 6
= 216
4 x (9 x 6) = 4 x 54
= 216
Bài 4
Trong bình xăng của một ô tô đang có 40 $\ell $ xăng. Đi từ nhà đến bãi biển, ô tô cần dùng hết 15 $\ell $ xăng. Đi từ bãi biển về quê, ô tô cần dùng hết 5 $\ell $ xăng.
Trả lời các câu hỏi:
a) Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết bao nhiêu lít xăng?
b) Nếu đi theo lộ trình trên thì khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?
Phương pháp giải:
a) Số lít xăng cần dùng khi ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê = Số lít xăng đi từ nhà đến bãi biển + Số lít xăng đi từ bãi biển về quê.
b) Số lít xăng còn lại = Số lít xăng ban đầu – Số lít xăng đã dùng
Lời giải chi tiết:
a) Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết số lít xăng là:
15 + 5 = 20 (lít xăng)
b) Khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:
40 – 20 = 20 (lít)
Đáp số: 20 lít xăng
Bài 5
a) Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Nhung hái được 60 quả dâu tây, Xuân hái được 36 quả dâu tây. Hai bạn xếp đều tất cả số dâu tây đó vào 3 hộp. Số quả dâu tây trong mỗi hộp là:
A. (60 + 36) : 3 = 32 (quả)
B. 60 + 36 : 3 = 72 (quả)
b) Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa. Hỏi người ta xếp được bao nhiêu thùng sữa?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin của đề bài để nêu biểu thức thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Nhung hái được 60 quả dâu tây, Xuân hái được 36 quả dâu tây. Hai bạn xếp đều tất cả số dâu tây đó vào 3 hộp.
Số quả dâu tây trong mỗi hộp là (60 + 36) : 3 = 32 (quả)
Chọn A.
b) Số dây sữa xếp được là:
800 : 4 = 200 (dây sữa)
Người ta xếp được số thùng sữa là:
200 : 5 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng sữa
Bài 6
Theo em, bạn nào tính đúng.
An: 20 – 8 : 4 x 2 = 6
Nam 20 – 8 : 4 x 2 = 16
Hiền: 20 – 8 : 4 x 2 = 19
Phương pháp giải:
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
20 – 8 : 4 x 2 = 20 – 2 x 2
= 20 – 4
= 16
Vậy Nam đã tính đúng.