Toán lớp 4 trang 107 - Bài 69: Ôn tập phân số - SGK Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 kết nối tri thức Chủ đề 13. Ôn tập cuối năm SGK Toán lớp 4 Kết nối tri t


Toán lớp 4 trang 107 - Bài 69: Ôn tập phân số - SGK Kết nối tri thức

Có ba vòi nước cùng chảy vào một bể. Trong 1 giờ, vòi số 1 chảy được. Viết tên các con vật dưới đây theo thứ tự có cân nặng từ bé đến lớn?

Luyện tập 1 Câu 1

Chọn câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

a) Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.

b) Đếm số con ếch trong mỗi hình, tìm $\frac{3}{5}$ só con ếch rồi chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết:

a) Hình vẽ gồm 14 phần bằng nhau, có 9 phần được tô màu.

Vậy phân số chỉ số phần đã tô màu là $\frac{9}{{14}}$. Chọn C

b) Ta thấy, trong mỗi hình đều có 15 con ếch.

$\frac{3}{5}$ số con ếch là $15 \times \frac{3}{5} = 9$ (con ếch)

Ta thấy: Hình B có 9 con ếch được tô màu.

Vậy đã tô màu $\frac{3}{5}$ số con ếch của hình B .

Luyện tập 1 Câu 2

Số?

Phương pháp giải:

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 1 Câu 3

Quy đồng mẫu số các phân số.

Phương pháp giải:

- Xác định mẫu số chung

- Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia.

- Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số cần quy đồng

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{4}{7}$và $\frac{{28}}{{35}}$

$\frac{4}{7} = \frac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \frac{{20}}{{35}}$

b) $\frac{{13}}{{20}}$và $\frac{{53}}{{100}}$

$\frac{{13}}{{20}} = \frac{{13 \times 5}}{{20 \times 5}} = \frac{{65}}{{100}}$

c) $\frac{5}{6};\,\,\frac{9}{8}$và $\frac{{11}}{{24}}$

$\frac{5}{6} = \frac{{5 \times 4}}{{6 \times 4}} = \frac{{20}}{{24}}\,\,\,;\,\,\,\frac{9}{8} = \frac{{9 \times 3}}{{8 \times 3}} = \frac{{27}}{{24}}$

Luyện tập 1 Câu 3

>, <, =?

Phương pháp giải:

- Trong hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.

- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

- Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. - Nếu tử số lớn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 1 Câu 5

Có ba vòi nước cùng chảy vào một bể. Trong 1 giờ, vòi số 1 chảy được  $\frac{1}{4}$ bể nước, vòi số 2 chảy được $\frac{2}{5}$ bể nước, vòi số 3 chảy được  $\frac{7}{{20}}$ bể nước. Hỏi trong 1 giờ, vòi nào chảy được nhiều nước nhất, vòi nào chảy được ít nước nhất?

Phương pháp giải:

So sánh số phần nước chảy của ba vòi để tìm ra trong 1 giờ, vòi nào chảy được nhiều nước nhất, vòi nào chảy được ít nước nhất.

Lời giải chi tiết:

$\frac{1}{4} = \frac{5}{{20}}\,\,\,;\,\,\,\frac{2}{5} = \frac{8}{{30}}$

Ta có $\frac{5}{{20}} < \frac{7}{{20}} < \frac{8}{{20}}$ nên $\frac{1}{4} < \frac{7}{{20}} < \frac{2}{5}$

Vậy trong 1 giờ, vòi số 2 chảy được nhiều nước nhất, vòi số 1 chảy được ít nước nhất.

Luyện tập 2 Câu 1

Chọn câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

a) Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.

b) Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để tìm phân số bằng $\frac{5}{7}$

c) Rút gọn các phân số chưa tối giản rồi so sánh với phân số $\frac{3}{5}$

Lời giải chi tiết:

a) Ta có $\frac{{22}}{{33}} < 1$. Chọn B

b) $\frac{5}{7} = \frac{{5 \times 3}}{{7 \times 3}} = \frac{{15}}{{21}}$. Chọn C

c) Ta có $\frac{{12}}{{15}} = \frac{4}{5} > \frac{3}{5}$ .Chọn D

Luyện tập 2 Câu 2

Viết tên các con vật dưới đây theo thứ tự có cân nặng từ bé đến lớn.

Phương pháp giải:

Muốn so sánh các phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số các phân số đó, rồi so sánh các tử số của các phân số mới.

Lời giải chi tiết:

$\frac{5}{2} = \frac{{20}}{8}\,\,\,\,;\,\,\,\,\frac{{19}}{4} = \frac{{38}}{8}\,\,\,\,;\,\,\,\,\frac{9}{4} = \frac{{18}}{8}$

Ta có $\frac{9}{4} < \frac{5}{2} < \frac{{28}}{8} < \frac{{38}}{8}$

Vậy tên các con vật theo thứ tự có cân nặng từ bé đến lớn là: con vịt, con gà, con mèo, con thỏ.

Luyện tập 2 Câu 3

Các bạn Mai, Nam, Việt và Rô-bốt chạy thi theo chiều dài sân trường. Mai chạy hết $\frac{5}{6}$ phút, Nam chạy hết $\frac{2}{3}$phút, Việt chạy hết $\frac{7}{{12}}$ phút, Rô-bốt chạy hết $\frac{{11}}{{12}}$ phút. Hỏi ai về đích đầu tiên, ai về đích cuối cùng?

Phương pháp giải:

- Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số đã cho ở đề bài

- Kết luận ai về đích đầu tiên, ai đến đích cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

$\frac{5}{6} = \frac{{10}}{{12}}\,\,\,;\,\,\,\,\frac{2}{3} = \frac{8}{{12}}$

Ta có $\frac{7}{{12}} < \frac{8}{{12}} < \frac{{10}}{{12}} < \frac{{11}}{{12}}$ nên $\frac{7}{{12}} < \frac{2}{3} < \frac{5}{6} < \frac{{11}}{{12}}$

Bạn có thời gian chạy bé nhất sẽ về đích đầu tiên, bạn có thời gian chạy lớn nhất sẽ về đích cuối cùng.

Vậy bạn Việt về đích đầu tiên, Rô-bốt về đích cuối cùng.

Luyện tập 2 Câu 4

Tính.

$\frac{{7 \times 9 \times 13}}{{13 \times 7 \times 21}}$

Phương pháp giải:

Chia nhẩm cả tử số và mẫu số cho các thừa số chung.

Lời giải chi tiết:

$\frac{{7 \times 9 \times 13}}{{13 \times 7 \times 21}} = \frac{{7 \times 3 \times 3 \times 13}}{{13 \times 7 \times 3 \times 7}} = \frac{3}{7}$


Cùng chủ đề:

Toán lớp 4 trang 99 - Bài 29: Hai đường thẳng song song - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 101 - Bài 30: Thực hành và trải nghiệm vẽ hai đường thẳng song song - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 102 - Bài 67: Ôn tập số tự nhiên - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 105 - Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 106 - Bài 31: Hình bình hành, hình thoi - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 107 - Bài 69: Ôn tập phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 110 - Bài 32: Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 110 - Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 112 - Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 114 - Bài 33: Ôn tập các số đến lớp triệu - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 114 - Bài 72: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất - SGK Kết nối tri thức