Toán lớp 4 trang 56 - Bài 17: Yến, tạ, tấn - SGK Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 kết nối tri thức Chủ đề 4. Một số đơn vị đo đại lượng SGK Toán lớp 4 Kết


Toán lớp 4 trang 56 - Bài 17: Yến, tạ, tấn - SGK Kết nối tri thức

Chọn số cân nặng thích hợp với mỗi con vật. Có một con voi vừa chào đời ở vườn quốc gia. Bằng cách làm tròn đến hàng chục ....

Hoạt động Câu 1

Chọn số cân nặng thích hợp với mỗi con vật.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh rồi nối mỗi con vật với cân nặng thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động Câu 2

Số?

Phương pháp giải:

Dựa vào các cách đổi:

1 yến = 10kg    ;    1 tạ = 10 yến ; 1 tạ = 100kg

1 tấn = 1000kg  ;  1 tấn = 10 tạ

Lời giải chi tiết:

a) 2 yến = 20 kg

20 kg = 2 yến

b) 3 tạ = 300 kg

300 kg = 3 tạ

4 tạ = 40 yến

40 yến = 4 tạ

c) 2 tấn = 2 000 kg

2000kg = 2 tấn

3 tấn = 30 tạ

30 tạ = 3 tấn

Hoạt động Câu 3

Tính.

a) 45 tấn – 18 tấn

b) 17 tạ + 36 tạ

c) 25 yến x 4

d) 138 tấn : 3

Phương pháp giải:

Thực hiện tính như các phép tính đối với số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.

Lời giải chi tiết:

a) 45 tấn – 18 tấn = 27 tấn

b) 17 tạ + 36 tạ = 53 tạ

c) 25 yến x 4 = 100 yến

d) 138 tấn : 3 = 46 tấn

Hoạt động Câu 4

Chọn câu trả lời đúng.

Có một con voi vừa chào đời ở vườn quốc gia. Bằng cách làm tròn đến hàng chục, người quản lí nói voi con nặng khoảng 120 kg. Vậy trên thực tế, số đo nào dưới đây có thể là số đo cân nặng của voi con?

A. 1 tạ 3 yến

B 1 tạ 17 kg

C. 1 tạ 2 kg

D. 1 tạ 9 kg

Phương pháp giải:

- Dựa vào các cách đổi: 1 tạ = 100kg; 1 yến = 10 kg

- Muốn làm tròn số đến hàng chục, ta so sánh chữ số hàng đơn vị với 5. Nếu chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải chi tiết:

Đổi 120kg = 1 tạ 20kg

1 tạ 3 yến = 130 kg

1 tạ 17 kg = 117 kg, khi làm tròn 117 kg đến hàng chục thì ta được 120 kg

1 tạ 2 kg = 102kg, khi làm tròn 102 kg đến hàng chục thì ta được 100 kg

1 tạ 9 kg = 109kg, khi làm tròn 109 kg đến hàng chục thì ta được 110 kg

Vậy số đo cân nặng của voi con có thể là 1 tạ 17 kg

Chọn đáp án B

Luyện tập 1 Câu 1

Dựa vào thông tin và hình vẽ dưới đây, hãy xác định cân nặng của mỗi con vật. Biết rằng cân nặng của ba con vật đó là: 1 300 kg, 1 tấn và 2 tấn.

Phương pháp giải:

- Đổi đơn vị cân nặng của các con vật về kg

- So sánh cân nặng các con vật rồi trả lời yêu cầu đề bài

Lời giải chi tiết:

Đổi: 1 tấn = 1 000 kg  ;  2 tấn = 2 000 kg.

Ta có 1 000 kg < 1 300 kg < 2 000 kg.

Biết bò Tây Tạng nhẹ hơn hươu cao cổ và tê giác trắng nặng hơn hươu cao cổ.

Vậy hươu cao cổ nặng 1 300 kg

Bò Tây Tạng nặng 1 tấn

Tê giác trắng nặng 2 tấn

Luyện tập 1 Câu 2

Số?

Phương pháp giải:

Dựa vào các cách đổi:

1 yến = 10kg  ;  1 tạ = 10 yến   ;  1 tạ = 100kg

1 tấn = 10 tạ = 100 yến ;  1 tấn = 1000kg

Lời giải chi tiết:

a) 4 yến 5kg = 45 kg

b) 5 tạ 5kg = 505 kg

c) 6 tấn 40 kg = 6 040 kg

d) 3 tạ 2 yến = 32 yến

e) 5 tấn 2 tạ = 52 tạ

g) 4 tấn 50 yến = 450 yến

Luyện tập 1 Câu 3

Chọn câu trả lời đúng.

Rô-bốt chọn một trong ba ô cửa.

Sau mỗi ô cửa là một trong ba con vật: con dê trắng cân nặng 6 yến, con dê đen cân nặng 30 kg, con bò cân nặng 2 tạ.

Trong các câu dưới đây, câu nào đúng?

A. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn chắc chắn có con bò cân nặng 20 kg.

B. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn có thể có một con dê đen cân nặng 3 tạ.

C. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn có thể có một con dê trắng cân nặng 60 kg.

Phương pháp giải:

Đổi cân nặng của các con vật về đơn vị kg rồi chọn phương án thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Đổi: 6 yến = 60 kg  ;   2 tạ = 200 kg

Vậy phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn có thể có một con dê trắng cân nặng 60 kg

Chọn đáp án C .

Luyện tập 1 Câu 4

Một chiếc xe chở được nhiều nhất 7 tạ hàng hoá. Biết trên xe đã có 300 kg na bở. Người ta muốn xếp thêm những thùng na dai lên xe, mỗi thùng cân nặng 5 kg. Hỏi chiếc xe đó có thể chở được thêm 90 thùng na dai hay không?

Phương pháp giải:

- Đổi 7 tạ sang đơn vị kg

- Tìm khối lượng na dai nhiều nhất chở được = Khối lượng hàng hóa nhiều nhất xe được phép chở - khối lượng na bở

- Tính cân nặng của 90 thùng na dai = Cân nặng của mỗi thùng na dai x 90

- So sánh rồi trả lời câu hỏi của đề bài

Lời giải chi tiết:

Đổi: 7 tạ = 700 kg

Khối lượng na dai xe còn chở được là 700 – 300 = 400 (kg)

Cân nặng của 90 thùng na dai là: 5 x 90 = 450 (kg)

Mà 450 kg > 400 kg. Vậy chiếc xe đó không thể chở được thêm 90 thùng na dai.

Luyện tập 2 Câu 1

Số?

Biết tổng cân nặng của chim cánh cụt bố và chim cánh cụt mẹ là 80 kg. Tổng cân nặng của chim cánh cụt bố, chim cánh cụt mẹ và chim cánh cụt con là 1 tạ.

Vậy cân nặng của chim cánh cụt con là ........ kg.

Phương pháp giải:

- Đổi 1 tạ sang đơn vị kg.

- Cân nặng của chim cánh cụt con = tổng cân nặng của chim cánh cụt bố, chim cánh cụt mẹ và chim cánh cụt con - tổng cân nặng của chim cánh cụt bố và chim cánh cụt mẹ.

Lời giải chi tiết:

Đổi: 1 tạ = 100 kg

Cân nặng của chim cánh cụt con là: 100 – 80 = 20 (kg)

Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 20

Luyện tập 2 Câu 2

Tính

Phương pháp giải:

Thực hiện tính như các phép tính đối với số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào sau kết quả.

Lời giải chi tiết:

a) 124 tấn + 76 tấn = 200 tấn

b) 365 yến - 199 yến = 166 yến

c) 20 tấn x 5 = 100 tấn

d) 2 400 tạ : 8 = 300 tạ

Luyện tập 2 Câu 3

Có 7 cây cầu như hình vẽ. Biết voi con cân nặng 150 kg. Voi con không được đi qua cây cầu ghi số đo bé hơn cân nặng của nó. Hỏi voi con phải đi qua những cây cầu nào để đi từ bờ bên này sang bờ bên kia?

Phương pháp giải:

- Đổi số đo cân nặng ghi trên cây cầu sang đơn vị kg.

- So sánh số ghi trên cầu với cân nặng của voi. Voi con có thể đi qua các cây cầu ghi số đo lớn hơn cân nặng của voi con.

Lời giải chi tiết:

Đổi: 1 tạ = 100 kg  ;  1 tạ 40 kg = 140 kg

7 yến = 70 kg   ;  2 tạ = 200 kg

1 tạ 20 kg = 120 kg ;  1 tấn = 1 000 kg

Vì voi con không được đi qua cây cầu ghi số đo bé hơn cân nặng của nó nên voi con phải đi qua cầu ghi 2 tạ, 1 tấn và 160 kg.

Luyện tập 2 Câu 4

Có ba người cần vượt qua sông bằng một chiếc thuyền nhỏ. Thuyền chỉ chở được tối đa 1 tạ. Biết cân nặng của từng người là: 52 kg, 50 kg và 45 kg. Hỏi ba người đó cần làm như thế nào để vượt qua sông?

Phương pháp giải:

- Đổi 1 tạ = 100 kg

- Tìm hai người có tổng cân nặng bé hơn 100 kg qua sông trước, sau đó 1 trong 2 người đó quay về đón người còn lại sang sông.

Lời giải chi tiết:

Ta có 1 tạ = 100 kg

Vì thuyền chỉ chở được tối đa 1 tạ nên để ba người vượt qua sông ta có thể làm như sau:

Cách 1: Lượt đầu hai người có cân nặng là 52 kg và 45 kg qua sông trước, sau đó người có cân nặng 45 kg quay trở lại đón người có cân nặng 50 kg sang sông.

Cách 2: Lượt đầu hai người có cân nặng là 50 kg và 45 kg qua sông trước, sau đó người có cân nặng 45 kg quay trở lại đón người có cân nặng 52 kg sang sông.


Cùng chủ đề:

Toán lớp 4 trang 47 - Bài 52: Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 50 - Bài 15: Làm quen với dãy số tự nhiên - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 50 - Bài 53: Khái niệm phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 52 - Bài 16: Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 53 - Bài 54: Phân số và phép chia số tự nhiên - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 56 - Bài 17: Yến, tạ, tấn - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 57 - Bài 55: Tính chất cơ bản của phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 60 - Bài 18: Đề - Xi - Mét vuông, mét vuông, mi - Li - Mét vuông - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 60 - Bài 56: Rút gọn phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 62 - Bài 57: Quy đồng mẫu số các phân số - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 4 trang 65 - Bài 58: So sánh phân số - SGK Kết nối tri thức