Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Độc Tiểu Thanh kí (KNTT) — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Độc Tiểu Thanh kí (KNTT)

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Độc Tiểu Thanh kí giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Tóm tắt

Mẫu 1

Nguyễn Du xót thương cho Tiểu Thanh là người phụ nữ tài sắc, bất hạnh, xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Qua đây cũng thể hiện sự thương xót cho chính mình và cho những kiếp nhân sinh về sau.

Mẫu 2

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Tác giả tiếc thương cho cảnh đẹp Tây Hồ nay đã hóa gò hoang, thổn thức trước tập thơ còn sót lại. Đó là sự xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Tố Như tự hỏi không biết người đời sau còn ai khóc cho mình hay còn ai có số phận bất hạnh như mình và Tiểu Thanh hay không?

Mẫu 3

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đó là nàng Tiểu Thanh giỏi văn chương nhưng bị vợ cả hắt hủi rồi mệnh yểu. Tác giả tiếc thương cho cảnh đẹp Tây Hồ nay đã hóa gò hoang, thổn thức trước tập thơ còn sót lại. Đó là sự xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Tố Như tự hỏi không biết người đời sau còn ai khóc cho mình như mình đang khóc nàng Tiểu Thanh không hay còn ai có số phận bất hạnh như mình và Tiểu Thanh hay không? Đó cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà thơ  tự xót phận mình rồi tiếc phận người cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh.

Bố cục

- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.

- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

Nội dung chính

Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra

- Rút từ tập “Thanh Hiên thi tập”.

2. Đề tài

Số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Thể loại

Thất ngôn bát cú đường luật


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Trí thông minh nhân tạo
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ nhặt (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Độc Tiểu Thanh kí (KNTT)
Văn bản Ca nhạc ở Miệt Vườn
Văn bản Cà Mau quê xứ
Văn bản Cây diêm cuối cùng
Văn bản Cải ơi
Văn bản Con đường mùa đông