Trắc nghiệm Bài 9: Base Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 Acid - Base - PH - Oxide


Trắc nghiệm Bài 9: Base Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Tên gọi của NaOH là:

  • A.
    Natri hidroxit
  • B.
    Sodium hidroxit
  • C.
    Sodium hydroxide
  • D.
    Natri hydroxide
Câu 2 :

Có thể nhận biết các dung dịch: NaOH, HCl, H 2 O đây bằng cách nào?

  • A.
    Dùng quỳ tím
  • B.
    Dùng dung dịch H 2 SO 4
  • C.
    Dùng dung dịch KOH
  • D.
    Dùng dung dịch Ca(OH) 2
Câu 3 :

Phản ứng nào sau đây đúng?

  • A.
    NaOH + H 2 SO 4 🡪 NaSO 4 + H 2 O
  • B.
    Cu(OH) 2 + 2HNO 3 🡪 Cu(NO 3 ) 2 + 2H 2 O
  • C.
    Ba(OH) 2 + 2HCl 🡪 BaCl 2 + H 2 O
  • D.
    KOH + HNO 3 🡪 K(NO 3 ) 2 + H 2 O
Câu 4 :

Tính thể tích của dung dịch H 2 SO 4 0,4M cần dùng để phản ứng hết với 100ml dung dịch NaOH 0,2 M?

  • A.
    25 ml
  • B.
    50 ml
  • C.
    30 ml
  • D.
    35 ml
Câu 5 :

Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)3 để thu được Al2O3. Phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau: \(Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

Để thu được 1 tấn Al 2 O 3 thì cần bao nhiêu tấn Al(OH)3, biết hiệu suất phản ứng đạt 90% (các giá trị được làm tròn đến hàng trăm)

  • A.
    1,7 tấn
  • B.
    1,5 tấn
  • C.
    1,6 tấn
  • D.
    1,3 tấn
Câu 6 :

Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào 100g dung dịch kiềm M(OH) n có nồng độ 1,71%. Để M(OH) n phản ứng hết thì cần dùng 20ml dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hóa trị của kim loại có thể là I, II hoặc III

  • A.
    Ba
  • B.
    K
  • C.
    Ca
  • D.
    Cu
Câu 7 :

Để điều chế dung dịch nước vôi trong người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau: CaO + H 2 O 🡪 Ca(OH) 2

Cho 0,28g CaO tác dụng hoàn toàn với 100g nước. Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được:

  • A.
    0,28%
  • B.
    28%
  • C.
    36,9%
  • D.
    0,369%
Câu 8 :

Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

  • A.
    Vôi tôi Ca(OH) 2
  • B.
    Hydrochloric acid
  • C.
    Muối ăn
  • D.
    Cát
Câu 9 :

Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A.
    Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • B.
    X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base.
  • C.
    Cả X và Y đều không phải dung dịch base.
  • D.
    X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.
Câu 10 :

Dung dịch NaOH có thể tác dụng với dung dịch nào sau đây

  • A.
    Fe(OH) 2
  • B.
    KOH.
  • C.
    HCl
  • D.
    Na 2 SO 4
Câu 11 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

  • A.
    Ba(OH) 2 , NaOH, KOH.
  • B.
    NaOH, Mg(OH) 2 , KOH.
  • C.
    NaOH, KOH, Cu(OH) 2 .
  • D.
    Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 , KOH.
Câu 12 :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  • A.
    Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3
  • B.
    Ca(OH) 2 , NaCl
  • C.
    Ca(OH) 2 , NaNO 3
  • D.
    NaOH, KNO 3
Câu 13 :

Phương trình nào sau đây là sai?

  • A.
    Fe(OH) 3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe 3 O 4 + H 2 O
  • B.
    H 2 SO 4 + 2NaOH→ Na 2 SO 4 + 2H 2 O
  • C.
    H 2 SO 4 + Zn(OH) 2 → ZnSO 4 + 2H 2 O
  • D.
    NaOH + HCl → NaCl + H 2 O
Câu 14 :

Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH) 2

  • A.
    CO 2 , Na 2 O
  • B.
    CO 2 , SO 2
  • C.
    SO 2 , K 2 O
  • D.
    SO 2 , BaO
Câu 15 :

Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

  • A.
    Ca(OH) 2 và Na 2 SO 3
  • B.
    NaOH và Na 2 SO 3
  • C.
    KOH và NaNO 3 .
  • D.
    KOH và NaNO 3 .
Câu 16 :

Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH  có nồng độ là:

  • A.
    18%
  • B.
    16 %
  • C.
    15 %
  • D.
    17 %
Câu 17 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:

  • A.
    1 lít
  • B.
    2 lít
  • C.
    1,5 lít
  • D.
    3 lít
Câu 18 :

Cho 200ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100ml dung dịch FeCl 3 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là :

  • A.
    5,35g
  • B.
    9,0g
  • C.
    10,7g
  • D.
    21,4g
Câu 19 :

Trộn 200ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được dung dịch mới có nồng độ mol là?

  • A.
    0,5M
  • B.
    1,5M
  • C.
    1M
  • D.
    0,7M
Câu 20 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H 2 SO 4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A.
    600.
  • B.
    900
  • C.
    300
  • D.
    200
Câu 21 :

Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là

  • A.

    200 gam

  • B.

    300 gam

  • C.

    400 gam

  • D.

    500 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tên gọi của NaOH là:

  • A.
    Natri hidroxit
  • B.
    Sodium hidroxit
  • C.
    Sodium hydroxide
  • D.
    Natri hydroxide

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp quốc tế IUPAC

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 2 :

Có thể nhận biết các dung dịch: NaOH, HCl, H 2 O đây bằng cách nào?

  • A.
    Dùng quỳ tím
  • B.
    Dùng dung dịch H 2 SO 4
  • C.
    Dùng dung dịch KOH
  • D.
    Dùng dung dịch Ca(OH) 2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các dung dịch đã cho có pH khác nhau nên có thể dùng chất chỉ thị để phân biệt

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 3 :

Phản ứng nào sau đây đúng?

  • A.
    NaOH + H 2 SO 4 🡪 NaSO 4 + H 2 O
  • B.
    Cu(OH) 2 + 2HNO 3 🡪 Cu(NO 3 ) 2 + 2H 2 O
  • C.
    Ba(OH) 2 + 2HCl 🡪 BaCl 2 + H 2 O
  • D.
    KOH + HNO 3 🡪 K(NO 3 ) 2 + H 2 O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các hệ số cân bằng và hóa trị của nguyên tố trong các phản ứng

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 4 :

Tính thể tích của dung dịch H 2 SO 4 0,4M cần dùng để phản ứng hết với 100ml dung dịch NaOH 0,2 M?

  • A.
    25 ml
  • B.
    50 ml
  • C.
    30 ml
  • D.
    35 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của base.

Lời giải chi tiết :

Số mol của NaOH là: n NaOH = 0,2 x 0,1 = 0,02 (mol).

Phương trình hóa học: 2NaOH + H 2 SO 4 🡪 Na 2 SO 4 + 2H 2 O

0,02 -->  0,01

CM = n : V => V = n : CM = 0,01 : 0,4 = 0,025 lít

Từ đó, tính được thể tích dung dịch H 2 SO 4 0,4 M cần dùng là 25ml

Câu 5 :

Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)3 để thu được Al2O3. Phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau: \(Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

Để thu được 1 tấn Al 2 O 3 thì cần bao nhiêu tấn Al(OH)3, biết hiệu suất phản ứng đạt 90% (các giá trị được làm tròn đến hàng trăm)

  • A.
    1,7 tấn
  • B.
    1,5 tấn
  • C.
    1,6 tấn
  • D.
    1,3 tấn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol của Al 2 O 3 , dựa vào hiệu suất của phản ứng

Lời giải chi tiết :

\({n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{{{10}^6}}}{{102}}mol\)

Theo PTHH: 2Al(OH) 3 🡪 Al 2 O 3 + 3H 2 O

Số mol:            \(\frac{{{{10}^6}}}{{51}}\)          \( \leftarrow \frac{{{{10}^6}}}{{102}}\)

Vì hiệu suất phản ứng đạt 90% nên m Al(OH)3 = \(\frac{{{{10}^6}}}{{51}}x102:90\%  = 1700400(g) \approx 1,7\tan \)

Câu 6 :

Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào 100g dung dịch kiềm M(OH) n có nồng độ 1,71%. Để M(OH) n phản ứng hết thì cần dùng 20ml dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hóa trị của kim loại có thể là I, II hoặc III

  • A.
    Ba
  • B.
    K
  • C.
    Ca
  • D.
    Cu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của dung dịch HCl

Lời giải chi tiết :

\({n_{HCl}} = {C_M}.{V_{HCl}} = 0,02x1 = 0,02mol\)

HCl + M(OH) n 🡪 MCl n + nH 2 O

0,02 🡪   \(\frac{{0,02}}{n}\)

Khối lượng của M(OH) n đã phản ứng: \({m_{Mg(OH)2}} = {m_{{\rm{dd}}}}.\frac{{C\% }}{{100}} = 100.\frac{{1,71}}{{100}} = 1,71g\)

Ta có: \(\begin{array}{l}\frac{{0,02}}{n}.({M_M} + 17n) = 1,71\\ \to 0,02{M_M} = 1,37n\end{array}\)

Vì M có hóa trị I, II hoặc III. Thay n = 1, 2, 3 vào phương trình ta được: n = 2 và M = 137 (Ba)

Câu 7 :

Để điều chế dung dịch nước vôi trong người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau: CaO + H 2 O 🡪 Ca(OH) 2

Cho 0,28g CaO tác dụng hoàn toàn với 100g nước. Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được:

  • A.
    0,28%
  • B.
    28%
  • C.
    36,9%
  • D.
    0,369%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính C%

Lời giải chi tiết :

n CaO = 0,005 mol

n CaO = n Ca(OH)2 = 0,005 mol

m Ca(OH)2 = 0,005 . 74 = 0,37%

m dung dịch = 100 + 0,28 = 100,28g

\(C\%  = \frac{{37}}{{100,28}}.100 = 36,9\% \)

Câu 8 :

Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

  • A.
    Vôi tôi Ca(OH) 2
  • B.
    Hydrochloric acid
  • C.
    Muối ăn
  • D.
    Cát

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để khử độ chua của đất ta dùng các dung dịch có tính base

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 9 :

Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A.
    Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • B.
    X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base.
  • C.
    Cả X và Y đều không phải dung dịch base.
  • D.
    X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của base.

Lời giải chi tiết :

Base làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Câu 10 :

Dung dịch NaOH có thể tác dụng với dung dịch nào sau đây

  • A.
    Fe(OH) 2
  • B.
    KOH.
  • C.
    HCl
  • D.
    Na 2 SO 4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch base

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 11 :

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

  • A.
    Ba(OH) 2 , NaOH, KOH.
  • B.
    NaOH, Mg(OH) 2 , KOH.
  • C.
    NaOH, KOH, Cu(OH) 2 .
  • D.
    Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 , KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào độ tan của các chất base.

Lời giải chi tiết :

Mg(OH) 2 và Cu(OH) 2 là hai base không tan.

Đáp án: A

Câu 12 :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  • A.
    Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3
  • B.
    Ca(OH) 2 , NaCl
  • C.
    Ca(OH) 2 , NaNO 3
  • D.
    NaOH, KNO 3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cặp chất có tác dụng với nhau sinh ra chất mới thì không thể cùng tồn tại được với nhau trong một dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là: Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 vì xảy ra phản ứng:

Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 ↓ + 2NaOH

Câu 13 :

Phương trình nào sau đây là sai?

  • A.
    Fe(OH) 3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe 3 O 4 + H 2 O
  • B.
    H 2 SO 4 + 2NaOH→ Na 2 SO 4 + 2H 2 O
  • C.
    H 2 SO 4 + Zn(OH) 2 → ZnSO 4 + 2H 2 O
  • D.
    NaOH + HCl → NaCl + H 2 O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của bazơ tan và không tan.

Lời giải chi tiết :

A. Sai, sửa: 2Fe(OH) 3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe 2 O 3 + 3H 2 O

B,C,D đúng

Câu 14 :

Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH) 2

  • A.
    CO 2 , Na 2 O
  • B.
    CO 2 , SO 2
  • C.
    SO 2 , K 2 O
  • D.
    SO 2 , BaO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dd Ca(OH) 2

Lời giải chi tiết :

CO 2 và SO 2 làm đục dung dịch Ca(OH) 2 do sinh ra CaCO 3 , CaSO 3 kết tủa.

PTHH: Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O

Ca(OH) 2 + SO 2 → CaSO 3 ↓ + H 2 O

Câu 15 :

Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

  • A.
    Ca(OH) 2 và Na 2 SO 3
  • B.
    NaOH và Na 2 SO 3
  • C.
    KOH và NaNO 3 .
  • D.
    KOH và NaNO 3 .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chọn cặp chất có tác dụng với nhau sinh ra sản phẩm muối kết tủa trắng.

Lời giải chi tiết :

A. Thỏa mãn vì phản ứng được với nhau sinh ra kết tủa trắng.

PTHH: Ca(OH) 2 + Na 2 SO 3 → CaSO 3 ↓ + 2NaOH

B,C,D loại vì không xảy ra phản ứng

Câu 16 :

Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH  có nồng độ là:

  • A.
    18%
  • B.
    16 %
  • C.
    15 %
  • D.
    17 %

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ghi nhớ công thức tính nồng độ phần trăm: \(C\%  = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

m dd = m nước + m NaOH = 170 + 30 = 200g

Câu 17 :

Hòa tan 80 g NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là:

  • A.
    1 lít
  • B.
    2 lít
  • C.
    1,5 lít
  • D.
    3 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ công thức tính nồng độ mol:\({C_M} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{V} \to V = ?\)

Lời giải chi tiết :

n NaOH = m NaOH : M NaOH = 80 : (23 + 16 + 1) = 2 mol

V NaOH = n NaOH : C M NaOH = 2 : 1 = 2 lít

Câu 18 :

Cho 200ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100ml dung dịch FeCl 3 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là :

  • A.
    5,35g
  • B.
    9,0g
  • C.
    10,7g
  • D.
    21,4g

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đổi số mol NaOH; FeCl 3

Viết PTHH xảy ra: 3NaOH + FeCl 3 → 3NaCl + Fe(OH) 3

Dựa vào PTHH so sánh NaOH và FeCl 3 chất nào phản ứng hết, chất nào dư. Mọi tính toán theo số mol của chất phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

Số mol của NaOH là 0,2.3=0,6 mol

số mol của FeCl3 là 0,1.1=0,1mol

Ta có PTHH :            3NaOH   +    FeCl 3 →  3NaCl   +   Fe(OH) 3

Trước PƯ     0,6 mol        0,1 mol

PƯ       0,3 mol       0,1 mol

Sau  PƯ      0,3 mol         0                                         0,1 mol

Kết tủa là 0,1 mol Fe(OH) 3 => a= 0,1.107=10,7(g)

Câu 19 :

Trộn 200ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được dung dịch mới có nồng độ mol là?

  • A.
    0,5M
  • B.
    1,5M
  • C.
    1M
  • D.
    0,7M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức nồng độ mol: C M NaOH = n NaOH : V NaOH

Lời giải chi tiết :

Tống số mol NaOH có trong cả 2 dung dịch là

n NaOH = 0,2.1+ 0,3.0,5= 0,35 mol

Nồng độ mol của dung dịch thu được là

\({C_M}NaOH = \frac{{0,35}}{{0,5}} = 0,7\,(M)\)

Câu 20 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H 2 SO 4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A.
    600.
  • B.
    900
  • C.
    300
  • D.
    200

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H 2 SO 4 theo công thức: n H2SO4 = V H2SO4 × C M H2SO4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol H 2 SO 4

Bước 3: Tính V NaOH = n NaOH : C M NaOH = ?

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ n H2SO4 = V H2SO4 × C M H2SO4 = 0,2 × 1,5 = 0,3 (mol)

PTHH: 2NaOH + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + 2H 2 O

Theo PTHH: n NaOH = 2n H2SO4 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

⟹ V NaOH = n NaOH : C M NaOH = 0,6 : 1,0 = 0,6 (lít) = 600 (ml)

⟹ V = 600 ml

Câu 21 :

Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là

  • A.

    200 gam

  • B.

    300 gam

  • C.

    400 gam

  • D.

    500 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

NaOH + HCl → NaCl + H 2 O

0,5   →   0,5 mol

+) tính m HCl $ = > {m_{dd\,\,HCl}}$

Lời giải chi tiết :

${m_{NaOH}} = \frac{{200.10\% }}{{100\% }} = 20\,\,gam\,\, = > \,\,{n_{NaOH}} = 0,5\,\,mol$

NaOH + HCl → NaCl + H 2 O

0,5   →   0,5 mol

=> m HCl = 0,5.36,5 = 18,25 gam  $ = > {m_{dd\,\,HCl}} = \frac{{18,25.100\% }}{{3,65\% }} = 500\,\,gam$


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Bài 6: Nồng độ dung dịch Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm Bài 9: Base Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 2 có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 5 cánh diều có đáp án