Trắc nghiệm Bài 13. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học - Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
-
A.
Phản ứng nhiệt phân muối KNO 3
-
B.
Phản ứng phân hủy khí NH 3
-
C.
Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể
-
D.
Phản ứng hòa tan NH 4 Cl trong nước
Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
-
A.
Phản ứng nhiệt phân Cu(OH) 2
-
B.
Phản ứng giữa H 2 và O 2 trong hỗn hợp khí
-
C.
Phản ứng giữa Zn và dung dịch H 2 SO 4
-
D.
Phản ứng đốt cháy cồn
Nung KNO 3 lên 550 o C xảy ra phản ứng:
KNO 3 (s) → KNO 2 (s) + ½ O 2 (g) ∆H
Phản ứng nhiệt phân KNO 3 là
-
A.
tỏa nhiệt, có ∆H < 0
-
B.
thu nhiệt, có ∆H > 0
-
C.
tỏa nhiệt, có ∆H > 0
-
D.
thu nhiệt, có ∆H < 0
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO 3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) (1)
4P(s) + 5O 2 (g) → 2P 2 O 5 (s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
-
A.
phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt
-
B.
phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt
-
C.
cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt
-
D.
cả 2 phản ứng đều thu nhiệt
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt
-
B.
Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra
-
C.
Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể
-
D.
Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn
Lời giải và đáp án
Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
-
A.
Phản ứng nhiệt phân muối KNO 3
-
B.
Phản ứng phân hủy khí NH 3
-
C.
Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể
-
D.
Phản ứng hòa tan NH 4 Cl trong nước
Đáp án : C
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
Oxi hóa glucose thành CO 2 và H 2 O, tương tự phản ứng đốt cháy glucose là phản ứng tỏa nhiệt
Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
-
A.
Phản ứng nhiệt phân Cu(OH) 2
-
B.
Phản ứng giữa H 2 và O 2 trong hỗn hợp khí
-
C.
Phản ứng giữa Zn và dung dịch H 2 SO 4
-
D.
Phản ứng đốt cháy cồn
Đáp án : C
Phản ứng A, B, D đều cần đốt cháy để xảy ra
Phản ứng C có thể xảy ra ở điều kiện thường
Nung KNO 3 lên 550 o C xảy ra phản ứng:
KNO 3 (s) → KNO 2 (s) + ½ O 2 (g) ∆H
Phản ứng nhiệt phân KNO 3 là
-
A.
tỏa nhiệt, có ∆H < 0
-
B.
thu nhiệt, có ∆H > 0
-
C.
tỏa nhiệt, có ∆H > 0
-
D.
thu nhiệt, có ∆H < 0
Đáp án : B
- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt (∆H < 0)
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt (∆H > 0)
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao
=> Phản ứng thu nhiệt
=> ∆H > 0
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO 3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) (1)
4P(s) + 5O 2 (g) → 2P 2 O 5 (s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
-
A.
phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt
-
B.
phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt
-
C.
cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt
-
D.
cả 2 phản ứng đều thu nhiệt
Đáp án : B
(1) cần cung cấp nhiệt độ mới xảy ra phản ứng
(2) không cần cung cấp nhiệt độ
- Phản ứng (1) cần cung cấp nhiệt mới xảy ra phản ứng => Phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng (2) không cần cung cấp nhiệt vẫn xảy ra phản ứng => Phản ứng tỏa nhiệt
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt
-
B.
Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra
-
C.
Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể
-
D.
Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn
Đáp án : D
Các phản ứng tỏa nhiệt như CO 2 + CaO → CaCO 3 , phản ứng lên men,… khó xảy ra hơn khi đun nóng