Trắc nghiệm hóa 10 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 1. Cấu tạo nguyên tử


Trắc nghiệm Bài 2. Thành phần của nguyên tử - Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là

  • A.

    electron

  • B.

    proton

  • C.

    neutron

  • D.

    proton và neutron

Câu 2 :

Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên bỏ trái đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối là 27. Số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium lần lượt là

  • A.

    13, 14, 14

  • B.

    13, 13, 14

  • C.

    13, 14, 13

  • D.

    14, 14, 13

Câu 3 :

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định nguyên tử X

  • A.

    K

  • B.

    Ca

  • C.

    P

  • D.

    Cl

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton.

  • B.

    Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có neutron.

  • C.

    Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hydrogen đều có proton và neutron

  • D.

    Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hydrogen đều có neutron.

Câu 5 :

Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là

  • A.

    200 m.

  • B.

    300 m

  • C.

    600 m

  • D.

    1200m

Câu 6 :

Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng:

m Be = 9,012u; m O =15,999u.

Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo gam lần lượt là

  • A.

    14,964.10 -24 gam và 26,566.10 -24 gam.

  • B.

    26,566.10 -24 gam và 14,964.10 -24 gam

  • C.

    15.10 -24 gam và 26.10 -24 gam.

  • D.

    9 gam và 16 gam.

Câu 7 :

Đặc điểm của electron là

  • A.

    Mang điện tích dương và có khối lượng = 0,00055 amu

  • B.

    Mang điện tích âm và có khối lượng = 0,00055 amu

  • C.

    Không mang điện và có khối lượng = 1 amu

  • D.

    Mang điện tích âm và có khối lượng = 1 amu

Câu 8 :

Nhận định nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron

  • B.

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

  • C.

    Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân

  • D.

    Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân

Câu 9 :

Số khối của nguyên tử bằng tổng

  • A.

    số p và n

  • B.

    số p và e

  • C.

    số n, e và p

  • D.

    số điện tích hạt nhân

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai :

  • A.

    Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử

  • B.

    Số proton trong nguyên tử bằng số neutron

  • C.

    Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử

  • D.

    Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron

Câu 11 :

Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X

  • A.

    21

  • B.

    22

  • C.

    23

  • D.

    24

Câu 12 :

Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 13 :

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

  • A.
    electron, proton và neutron.
  • B.
    electron và neutron.
  • C.
    proton và neutron.
  • D.
    electron và proton.
Câu 14 :

Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

  • A.
    proton và electron.
  • B.
    proton.
  • C.
    neutron.
  • D.
    proton và neutron.
Câu 15 :

Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là

  • A.
    electron.
  • B.
    proton và electron.
  • C.
    neutron.
  • D.
    proton.
Câu 16 :

Có bao nhiêu proton trong nguyên tử trung hòa được biểu diễn ở hình bên dưới ?

Mô hình cấu tạo của nguyên tử.

  • A.
    14
  • B.
    9
  • C.
    7
  • D.
    2
Câu 17 :

Mỗi nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron, 7 electron và m p =1,6726.10 -27 kg; m n = 1,6748.10 -27 kg; m e = 9,1094.10 -31 kg. Vậy khối lượng của phân tử N 2 tính theo đơn vị gam (g) là

  • A.
    4,6876.10 -26 g.
  • B.
    5,6866.10 -26 g.
  • C.
    4,6876.10 -23 g.
  • D.
    5,6866.10 -23 g.
Câu 18 :

Tổng số hạt trong ion X - là 53, số khối của X là

  • A.
    34
  • B.
    35
  • C.

    36

  • D.

    37

Câu 19 :

Nguyên tử của nguyên tố R được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Số khối của nguyên tố đó là

  • A.
    12
  • B.
    24
  • C.
    18
  • D.
    36

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là

  • A.

    electron

  • B.

    proton

  • C.

    neutron

  • D.

    proton và neutron

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Trong nguyên tử:

+ Proton: +1

+ Neutron: 0

+ Electron: -1

Lời giải chi tiết :

Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử là proton (+1)

Câu 2 :

Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên bỏ trái đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối là 27. Số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium lần lượt là

  • A.

    13, 14, 14

  • B.

    13, 13, 14

  • C.

    13, 14, 13

  • D.

    14, 14, 13

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron

- Số khối = số proton + số neutron

Lời giải chi tiết :

- Hạt nhân nguyên tử có điện tích là +13

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 13

- Số khối = số proton + số neutron

=> 27 = 13 + số neutron

=> Số neutron = 27 – 13 = 14

Số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium lần lượt là 13, 14, 13

Câu 3 :

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định nguyên tử X

  • A.

    K

  • B.

    Ca

  • C.

    P

  • D.

    Cl

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Proton mang điện tích dương

- Electron mang điện tích âm

-  Neutron không mang điện

Lời giải chi tiết :

- Tổng số hạt proton, neutron và electron là 58

=> p + n + e = 58

- Mà số p = số e

=> 2p + n = 58 (1)

- Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18

=> (p + e) – n = 18

Hay: 2p – n = 18 (2)

Từ (1) và (2) => p = e = 19       n = 20

- Ta có số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân

=> Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +19

=> X là Potassium: K

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton.

  • B.

    Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có neutron.

  • C.

    Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hydrogen đều có proton và neutron

  • D.

    Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hydrogen đều có neutron.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tử H có 1 proton và 1 electron.

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân nguyên tử hydrogen chỉ có 1 proton, không có neutron

Câu 5 :

Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là

  • A.

    200 m.

  • B.

    300 m

  • C.

    600 m

  • D.

    1200m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đường kính nguyên tử = Đường kính hạt nhân x 10 000

Lời giải chi tiết :

Đường kính nguyên tử sau khi phóng đại là: 6.10 000 = 60 000 cm = 600 m

Câu 6 :

Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng:

m Be = 9,012u; m O =15,999u.

Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo gam lần lượt là

  • A.

    14,964.10 -24 gam và 26,566.10 -24 gam.

  • B.

    26,566.10 -24 gam và 14,964.10 -24 gam

  • C.

    15.10 -24 gam và 26.10 -24 gam.

  • D.

    9 gam và 16 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta có: 1u = 1,6605.10 -24 gam

Lời giải chi tiết :

Ta có: 1u = 1,6605.10 -24 gam

m Be = 9,012u = 9,012.1,6605.10 -24 gam = 14,964.10 -24 gam

m O = 15,999u = 15,999.1,6605.10 -24 gam = 26,566.10 -24 gam

Câu 7 :

Đặc điểm của electron là

  • A.

    Mang điện tích dương và có khối lượng = 0,00055 amu

  • B.

    Mang điện tích âm và có khối lượng = 0,00055 amu

  • C.

    Không mang điện và có khối lượng = 1 amu

  • D.

    Mang điện tích âm và có khối lượng = 1 amu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hạt electron mang điện tích âm và có khối lượng = 0,00055 amu

Câu 8 :

Nhận định nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron

  • B.

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

  • C.

    Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân

  • D.

    Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân của nguyên tử hydrogen không chứa neutron, chỉ chứa proton

=> A sai

Câu 9 :

Số khối của nguyên tử bằng tổng

  • A.

    số p và n

  • B.

    số p và e

  • C.

    số n, e và p

  • D.

    số điện tích hạt nhân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số khối A = Z + N

Lời giải chi tiết :

- Số khối A = Z + N

- Mà Z = số p

=> Số khối nguyên tử bằng tổng số p và n

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai :

  • A.

    Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử

  • B.

    Số proton trong nguyên tử bằng số neutron

  • C.

    Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử

  • D.

    Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Trong nguyên tử:

+ Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

+ Số khối = số proton + số electron

=> Đáp án B sai

Câu 11 :

Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X

  • A.

    21

  • B.

    22

  • C.

    23

  • D.

    24

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Số p = số e

=> 2p + n = 34

2p = 1,8333n

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử X có tổng số hạt là 34

=> p + n + e = 34

-  Mà số p = số e

=> 2p + n = 34 (1)

- Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện

=> 2p = 1,8333n (2)

- Từ (1) và (2) => p = 11, n = 12

=> Số khối A = 11 + 12 = 23

Câu 12 :

Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì như hydrogen không có neutron.

(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử.

(3) đúng.

(4) sai vì hạt nhân không có electron.

(5) đúng.

=> Có 2 phát biểu đúng.

Câu 13 :

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

  • A.
    electron, proton và neutron.
  • B.
    electron và neutron.
  • C.
    proton và neutron.
  • D.
    electron và proton.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Hạt cấu tạo nên hạt nhân là proton và neutron

Đáp án C

Câu 14 :

Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

  • A.
    proton và electron.
  • B.
    proton.
  • C.
    neutron.
  • D.
    proton và neutron.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton

Đáp án B

Câu 15 :

Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là

  • A.
    electron.
  • B.
    proton và electron.
  • C.
    neutron.
  • D.
    proton.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo nguyên tử

Lời giải chi tiết :

Trong hạt nhân, hạt không mang điện là neutron

Đáp án C

Câu 16 :

Có bao nhiêu proton trong nguyên tử trung hòa được biểu diễn ở hình bên dưới ?

Mô hình cấu tạo của nguyên tử.

  • A.
    14
  • B.
    9
  • C.
    7
  • D.
    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số P = E

Lời giải chi tiết :

Lớp 1 có 2 electron; lớp 2 có 7 electron => tổng số e = 2 + 7 = 9 electron

Đáp án B

Câu 17 :

Mỗi nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron, 7 electron và m p =1,6726.10 -27 kg; m n = 1,6748.10 -27 kg; m e = 9,1094.10 -31 kg. Vậy khối lượng của phân tử N 2 tính theo đơn vị gam (g) là

  • A.
    4,6876.10 -26 g.
  • B.
    5,6866.10 -26 g.
  • C.
    4,6876.10 -23 g.
  • D.
    5,6866.10 -23 g.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

m N2 = 2.10 3 .(1,6748.10 -27 + 7.1,6726.10 -27 + 7.9,1094.10 -31 ) = 4,6876.10 -23 g

Câu 18 :

Tổng số hạt trong ion X - là 53, số khối của X là

  • A.
    34
  • B.
    35
  • C.

    36

  • D.

    37

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số khối = Z + N

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2Z + N + 1 = 53 => 2Z + N = 52

\(\frac{{52}}{{3,5}} \le Z \le \frac{{52}}{3} \Rightarrow 14,9 \le Z \le 17,3\)

Nếu Z = 15 (Là nguyên tố Phosphorus với A = 31) => N = 22 => A = 37 (loại)

Nếu Z = 16 (Là nguyên tố sulfur với A = 32) => N = 20 => A = 36 (loại)

Nếu Z = 17 => N = 18 => A = 35 => Nguyên tố Cl => Chọn B

Câu 19 :

Nguyên tử của nguyên tố R được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Số khối của nguyên tố đó là

  • A.
    12
  • B.
    24
  • C.
    18
  • D.
    36

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số khối = Z + N

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2Z + N = 36

2Z = 2N

=> 2N + N = 36 => N = 12 => Z = 12

A = Z + N = 12 + 12 = 24

Đáp án B


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án