Trắc nghiệm hóa 10 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên


Trắc nghiệm Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm - Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

  • A.

    số electron như nhau

  • B.

    số lớp electron như nhau

  • C.

    số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau

  • D.

    cùng số electron s hay p

Câu 2 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu)

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

Câu 3 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Câu 4 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Câu 5 :

Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

  • A.

    Li, Be, Na, K.

  • B.

    Al, Na, K, Ca.

  • C.

    Mg, K, Rb, Cs.

  • D.

    Mg, Na, Rb, Sr.

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Số các phát biểu đúng là?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 7 :

Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • A.

    Na < Mg < Al < Si

  • B.

    Si < Al < Mg < Na

  • C.

    Si < Mg < Al < Na

  • D.

    Al < Na < Si < Mg

Câu 8 :

Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  • A.

    np 2

  • B.

    ns 2

  • C.

    ns 2 np 2

  • D.

    ns 2 np 4

Câu 9 :

Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

  • A.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim

  • B.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim

  • C.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại

  • D.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại

Câu 10 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 , 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 , 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 Dãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, X, Y.

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    Y, Z, X.

Câu 11 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

  • A.

    Be, F, O, C, Mg.

  • B.

    Mg, Be, C, O, F.

  • C.

    F, O, C, Be, Mg.

  • D.

    F, Be, C, Mg, O.

Câu 12 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R.

  • D.

    M < X < R < Y.

Câu 13 :

Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. Đâu là công thức hóa học của oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố gallium?

  • A.

    GaO, Ga(OH) 3

  • B.

    Ga 2 O 3 , Ga(OH) 3

  • C.

    Ga 2 O 3 , Ga(OH) 2

  • D.

    GaO, Ga(OH) 2

Câu 14 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

  • A.

    H 3 PO 4

  • B.

    H 2 SO 4

  • C.

    HClO 4

  • D.

    H 2 SiO 3

Câu 15 :

Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần tính base.

  • A.

    Mg(OH) 2 < NaOH < Al(OH) 3

  • B.

    NaOH < Al(OH) 3 < Mg(OH) 2

  • C.

    Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH

  • D.

    NaOH < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3

Câu 16 :

Oxide cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO 2. Nguyên tố R đó là

  • A.

    Mg

  • B.

    N

  • C.

    C

  • D.

    P

Câu 17 :

Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO 2 ., trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO 2 là

  • A.

    CO 2

  • B.

    NO 2

  • C.

    SO 2

  • D.

    SiO 2

Câu 18 :

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng

  • A.

    tăng dần

  • B.

    giảm dần

  • C.

    không đổi

  • D.

    không theo quy tắc nào

Câu 19 :

Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 3 . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

  • A.

    RO 2 và RH 4

  • B.

    R 2 O 5 và RH 3

  • C.

    RO 3 và RH 2

  • D.

    R 2 O 3 và RH 3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

  • A.

    số electron như nhau

  • B.

    số lớp electron như nhau

  • C.

    số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau

  • D.

    cùng số electron s hay p

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số lớp electron lớp ngoài cùng là như nhau.

Câu 2 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do

  • A.

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • B.

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

  • C.

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu)

  • D.

    Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 3 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố trong cùng một chu kì từ trái qua phải, nguyên tử các nguyên tố có số lớp e như nhau nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút tính điện giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng tăng nên bán kính giảm.

=> Bán kính giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Câu 4 :

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

  • A.

    tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • B.

    giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  • C.

    tăng theo chiều tăng của tính phi kim

  • D.

    tăng dần từ trái sang phải

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố trong cùng một chu kì từ trái qua phải, nguyên tử các nguyên tố có số lớp e như nhau nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút tính điện giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng tăng nên bán kính giảm.

=> Bán kính giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Câu 5 :

Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

  • A.

    Li, Be, Na, K.

  • B.

    Al, Na, K, Ca.

  • C.

    Mg, K, Rb, Cs.

  • D.

    Mg, Na, Rb, Sr.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).

Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì tính kim loại của Li > Be

B. Sai vì tính kim loại của K > Ca

C. Đúng

D. Sai vì tính kim loại của Rb > Sr

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Số các phát biểu đúng là?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn để rút ra kết luận

Lời giải chi tiết :

I. Đúng

II. Sai vì Be mới là kim loại có độ âm điện lớn nhất

III. Đúng

IV. Đúng

Câu 7 :

Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

  • A.

    Na < Mg < Al < Si

  • B.

    Si < Al < Mg < Na

  • C.

    Si < Mg < Al < Na

  • D.

    Al < Na < Si < Mg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần (từ trái sang phải)

- Trong một nhóm, độ âm điện giảm dần (từ trên xuống dưới)

Lời giải chi tiết :

4 nguyên tố Na, Mg, Al, Si cùng thuộc chu kì 3.

Trong 1 chu kì, từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần

=> Sắp xếp: Na < Mg < Al < Si

Câu 8 :

Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  • A.

    np 2

  • B.

    ns 2

  • C.

    ns 2 np 2

  • D.

    ns 2 np 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các nguyên tử nhóm IIA thì có 2 electron ở lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 electron hóa trị ở lớp ngoài cùng

=> Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA: ns 2

Câu 9 :

Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

  • A.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim

  • B.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim

  • C.

    Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại

  • D.

    Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố X có độ âm điện rất nhỏ và là kim loại

Câu 10 :

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 , 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 , 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 Dãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, X, Y.

  • C.

    Z, Y, X.

  • D.

    Y, Z, X.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sắp xếp các nguyên tố đã cho vào ô, nhóm, chu kì phù hợp. Sử dụng sự biến thiên tính chất tuần hoàn để so sánh

Lời giải chi tiết :

X thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

Y thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Z thuộc ô số 13 chu kì 3 nhóm IIIA

=> Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì thì tính khử giảm theo chiều tăng ĐTHN

Câu 11 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

  • A.

    Be, F, O, C, Mg.

  • B.

    Mg, Be, C, O, F.

  • C.

    F, O, C, Be, Mg.

  • D.

    F, Be, C, Mg, O.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Be, Mg thuộc cùng nhóm IIA

Be, C, O, F thuộc cùng chu kì 2

Trong cùng 1 nhóm, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, bán kính giảm theo chiều tăng ĐTHN

=> Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: F, O, C, Be, Mg

Câu 12 :

Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

  • A.

    M < X < Y < R.

  • B.

    R < M < X < Y.

  • C.

    Y < M < X < R.

  • D.

    M < X < R < Y.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

M (Z = 11): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1

X (Z = 17): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5

Y (Z = 9): 1s 2 2s 2 2p 5

R (Z = 19): 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1

M, X thuộc cùng chu kì 3

Y thuộc cùng chu kì 2; R thuộc chu kì 4

M, R thuộc cùng nhóm IA

X, Y thuộc cùng nhóm IIVA

Trong cùng 1 nhóm, độ âm điện giảm theo chiều tăng ĐTHN

Trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng ĐTHN

=> thứ tự tăng dần độ âm điện: R < M < X < Y

Câu 13 :

Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. Đâu là công thức hóa học của oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố gallium?

  • A.

    GaO, Ga(OH) 3

  • B.

    Ga 2 O 3 , Ga(OH) 3

  • C.

    Ga 2 O 3 , Ga(OH) 2

  • D.

    GaO, Ga(OH) 2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M 2 O n – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M(OH) n – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

Lời giải chi tiết :

- Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA => Ga có hóa trị III

=> Công thức hóa học của oxide là Ga 2 O 3

- Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH) 3

Câu 14 :

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

  • A.

    H 3 PO 4

  • B.

    H 2 SO 4

  • C.

    HClO 4

  • D.

    H 2 SiO 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid tăng dần

Lời giải chi tiết :

Xét các nguyên tố S, P, Cl và Si​

4 nguyên tố đều thuộc chu kì 3, trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid tăng dần

=> Tính acid: H 2 SiO 3 < H 3 PO 4 < H 2 SO 4 < HClO 4

Câu 15 :

Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần tính base.

  • A.

    Mg(OH) 2 < NaOH < Al(OH) 3

  • B.

    NaOH < Al(OH) 3 < Mg(OH) 2

  • C.

    Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH

  • D.

    NaOH < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong cùng chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính base của oxide và hydroxide giảm dần

Lời giải chi tiết :

Al, Mg và Na cùng thuộc chu kì 3, trong cùng chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính base của oxide và hydroxide giảm dần​

=> Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH

Câu 16 :

Oxide cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO 2. Nguyên tố R đó là

  • A.

    Mg

  • B.

    N

  • C.

    C

  • D.

    P

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số thứ tự nhóm A bằng hóa trị cao nhất của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất với oxi

Lời giải chi tiết :

Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO 2 nên R có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là IV. Vậy R thuộc nhóm IVA

=> Là nguyên tố C

Câu 17 :

Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO 2 ., trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO 2 là

  • A.

    CO 2

  • B.

    NO 2

  • C.

    SO 2

  • D.

    SiO 2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta có X/16.2 = 3/8

=> X=12

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử XO 2 :

M O = 16.2 = 32 (g/mol)

Mà tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8

=> M X /M O = M X / 32 = 3/8

=> M X = 32 . 3/8 = 12 (g/mol)

=> Công thức là CO 2

Câu 18 :

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng

  • A.

    tăng dần

  • B.

    giảm dần

  • C.

    không đổi

  • D.

    không theo quy tắc nào

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần

Câu 19 :

Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 3 . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

  • A.

    RO 2 và RH 4

  • B.

    R 2 O 5 và RH 3

  • C.

    RO 3 và RH 2

  • D.

    R 2 O 3 và RH 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tố R có 5 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nguyên tố R thuộc nhóm VA

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn

=> Khi liên kết với O: R 2 O 5

Khi liên kết với H: RH 3


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 9 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 10 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 11 chân trời sáng tạo có đáp án