Trắc nghiệm hóa 10 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 1. Cấu tạo nguyên tử


Trắc nghiệm Bài 4. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử - Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử fluorine là 9. Trong nguyên tử fluorine, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

  • A.

    2

  • B.

    5

  • C.

    9

  • D.

    11

Câu 2 :

Các electron của ngyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là

  • A.

    6

  • B.

    8

  • C.

    14

  • D.

    16

Câu 3 :

Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố

  • A.

    s

  • B.

    p

  • C.

    d

  • D.

    f

Câu 4 :

Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là

  • A.

    2

  • B.

    6

  • C.

    10

  • D.

    14

Câu 5 :

Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?

  • A.

    1s

  • B.

    2p

  • C.

    3s

  • D.

    2d

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Trong một nguyên tử thì số neutron luôn bằng số electron.

  • B.

    Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.

  • C.

    Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron.

  • D.

    Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

Câu 7 :

Cho các cấu hình electron sau:

(1) 1s 2 2s 1 .

(2) 1s 2 2s 2 2p 4 .

(3) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5

(4) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1

(5) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1

(6) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2

(7) 1s 2 .

(8) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 .

(9) 1s 2 2s 2 2p 3 .

Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    6

  • D.

    7

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau

(1) Phân lớp d có tối đa 10 e

(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.

(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.

(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.

Số phát biểu đúng

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    4

  • D.

    3

Câu 9 :

Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây?

  • A.

    1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, …

  • B.

    1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …

  • C.

    1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, …

  • D.

    1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …

Câu 10 :

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A.

    kim loại và kim loại.

  • B.

    phi kim và kim loại.

  • C.

    kim loại và khí hiếm.

  • D.

    khí hiếm và kim loại.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử fluorine là 9. Trong nguyên tử fluorine, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

  • A.

    2

  • B.

    5

  • C.

    9

  • D.

    11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thứ tự theo chiều tăng dần của các mức năng lượng:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d....

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử F có điện tích hạt nhân Z = 9

=> Số electron của F là 9

Cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 5

Vậy số electron ở phân mức năng lượng cao nhất 2p là 5e.

Câu 2 :

Các electron của ngyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là

  • A.

    6

  • B.

    8

  • C.

    14

  • D.

    16

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X.

+ Z = số e

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố X là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số e = 2+2+6+2+4 = 16

Câu 3 :

Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố

  • A.

    s

  • B.

    p

  • C.

    d

  • D.

    f

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

Tương tự với các nguyên tố p, d, f.

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1

Nhận thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên X thuộc nguyên tố s.

Câu 4 :

Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là

  • A.

    2

  • B.

    6

  • C.

    10

  • D.

    14

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân lớp p chứa tối đa 6 electron

Câu 5 :

Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?

  • A.

    1s

  • B.

    2p

  • C.

    3s

  • D.

    2d

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Lớp thứ nhất có 1 phân lớp, đó là phân lớp 1s

- Lớp thứ 2 có 2 phân lớp, đó là 2s và 2p

- Lớp thứ 3 có 3 phân lớp, đó là 3s, 3p và 3d

Lời giải chi tiết :

Lớp thứ 2 chỉ có 2 phân lớp là 2s và 2p, không có phân lớp 2d

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Trong một nguyên tử thì số neutron luôn bằng số electron.

  • B.

    Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.

  • C.

    Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron.

  • D.

    Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì trong nguyên tử, số electron = số proton

B. Sai vì các electron trong cùng 1 lớp nhưng khác phân lớp thì năng lượng không bằng nhau

C. Đúng

D. Sai vì các electron trong cùng phân lớp có năng lượng bằng nhau

Câu 7 :

Cho các cấu hình electron sau:

(1) 1s 2 2s 1 .

(2) 1s 2 2s 2 2p 4 .

(3) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5

(4) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1

(5) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1

(6) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2

(7) 1s 2 .

(8) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 .

(9) 1s 2 2s 2 2p 3 .

Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    6

  • D.

    7

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tố kim loại (trừ H, He và B)

- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim

- Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là phi kim hoặc kim loại

Lời giải chi tiết :

(1) Có 1 electron lớp ngoài cùng => Kim loại

(2) Có 6 electron lớp ngoài cùng => Phi kim

(3) Có 7 electron lớp ngoài cùng => Phi kim

(4) Có 3 electron lớp ngoài cùng => Kim loại

(5) Có 1 electron lớp ngoài cùng => Kim loại

(6) Có 4 electron lớp ngoài cùng, là phi kim

(7) Có 2 electron lớp ngoài cùng nhưng là nguyên tố Helium => Khí hiếm

(8) Có 7 electron lớp ngoài cùng => Phi kim

(9) Có 5 electron lớp ngoài cùng => Phi kim

=> Có 4 cấu hình electron của nguyên tố phi kim

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau

(1) Phân lớp d có tối đa 10 e

(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.

(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.

(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.

Số phát biểu đúng

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    4

  • D.

    3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(1) Đúng

(2) Đúng

(3) Đúng

(4) Sai, nguyên tố khí hiếm có 2 hoặc 8 electron lớp ngoài cùng

(5) Sai, các electron trên cùng 1 lớp nhưng khác phân lớp thì năng lượng không bằng nhau

(6) Đúng

=> 4 đáp án đúng

Câu 9 :

Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây?

  • A.

    1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, …

  • B.

    1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …

  • C.

    1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, …

  • D.

    1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự sắp xếp các electron theo mức năng lượng là

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...

Câu 10 :

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A.

    kim loại và kim loại.

  • B.

    phi kim và kim loại.

  • C.

    kim loại và khí hiếm.

  • D.

    khí hiếm và kim loại.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các electron được điền vào phân lớp theo thứ tự

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d  4p 5s...

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tử Y có electron ở mức năng lượng 3p và có 1 electron ở lớp ngoài cùng

=> 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1

=> Nguyên tử Y có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Y là kim loại

- Nguyên tử X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p và hơn kém nguyên tử Y 2 elctron

=> 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5

=> Nguyên tử X có 7 electron ở lớp ngoài cùng => X là phi kim


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm hóa 10 bài 9 chân trời sáng tạo có đáp án