Trắc nghiệm KHTN 6 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1. Các phép đo


Trắc nghiệm Bài 6. Đo thời gian - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A.

    tuần

  • B.

    ngày

  • C.

    giây

  • D.

    giờ

Câu 2 :

Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

  • A.

    Giá trị của lần đo cuối cùng

  • B.

    Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

  • C.

    Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được

  • D.

    Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất

Câu 3 :

Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:

  • A.

    lựa chọn đồng hồ đo phù hợp

  • B.

    đặt mắt đúng cách

  • C.

    đọc kết quả đo chính xác

  • D.

    hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách

Câu 4 :

Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

1) Đặt mắt nhìn đúng cách

2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

  • A.

    1, 2, 3, 4, 5

  • B.

    3, 2, 5, 4, 1

  • C.

    2, 3, 1, 5, 4

  • D.

    2, 1, 3, 5, 4

Câu 5 :

Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian khi hát bài “Đội ca”.

  • A.

    Đồng hồ bấm giây

  • B.

    Đồng hồ để bàn

  • C.

    Đồng hồ cát

  • D.

    Đồng hồ đeo tay

Câu 6 :

Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  • A.

    Không hiệu chỉnh đồng hồ

  • B.

    Đặt mắt nhìn lệch

  • C.

    Đọc kết quả chậm

  • D.

    Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 7 :

Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ để bàn

  • C.

    Đồng hồ bấm giây

  • D.

    Đồng hồ đeo tay

Câu 8 :

Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?

  • A.

    vì nó dễ sử dụng

  • B.

    vì nó cho độ chính xác cao

  • C.

    vì nó nhỏ gọn

  • D.

    cả ba đáp án trên đều sai

Câu 9 :

Để đo thời gian vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Câu 10 :

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:

  • A.

    từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích

  • B.

    từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích

  • C.

    bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi

  • D.

    bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi

Câu 11 :

Chọn phương án sai?

Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:

  • A.

    Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.

  • B.

    Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ

  • C.

    Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ

  • D.

    Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang trái mặt đồng hồ

Câu 12 :

Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Câu 13 :

Chọn đáp án sai?

48 phút 36 giây bằng:

  • A.

    48,6 phút

  • B.

    2916 giây

  • C.

    0,8 giờ

  • D.

    0,81 giờ

Câu 14 : Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
  • A.

    1 giờ 20 phút = 3800 giây

  • B.

    45 phút = 2700 giây

  • C.

    24 giờ = 864000 giây

  • D.
    1 giờ = 36000 giây
Câu 15 :

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:

  • A.

    Đồng hồ quả lắc

  • B.

    Đồng hồ hẹn giờ

  • C.
    Đồng hồ bấm bấm giây
  • D.
    Đồng hồ đeo tay
Câu 16 :

Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ

Công dụng

1. Đồng hồ treo tường

2. Đồng hồ cát

3. Đồng hồ bấm giây

a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

c) dùng để đo thời gian hằng ngày

  • A.

    1 – c; 2 – b; 3 – a

  • B.

    1 – b; 2 – c; 3 – a

  • C.

    1 – c; 2 – a; 3 – b

  • D.
    1 – a; 2 – b; 3 – c
Câu 17 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A.

    1 giờ 3 phút

  • B.

    1 giờ 27 phút

  • C.
    2 giờ 33 phút
  • D.
    10 giờ 33 phút

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A.

    tuần

  • B.

    ngày

  • C.

    giây

  • D.

    giờ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

Câu 2 :

Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

  • A.

    Giá trị của lần đo cuối cùng

  • B.

    Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

  • C.

    Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được

  • D.

    Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được là kết quả của phép đo.

Câu 3 :

Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:

  • A.

    lựa chọn đồng hồ đo phù hợp

  • B.

    đặt mắt đúng cách

  • C.

    đọc kết quả đo chính xác

  • D.

    hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.

Câu 4 :

Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

1) Đặt mắt nhìn đúng cách

2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

  • A.

    1, 2, 3, 4, 5

  • B.

    3, 2, 5, 4, 1

  • C.

    2, 3, 1, 5, 4

  • D.

    2, 1, 3, 5, 4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

- Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

- Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

- Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách

- Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian

- Bước 5: Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

Câu 5 :

Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian khi hát bài “Đội ca”.

  • A.

    Đồng hồ bấm giây

  • B.

    Đồng hồ để bàn

  • C.

    Đồng hồ cát

  • D.

    Đồng hồ đeo tay

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ước lượng thời gian.

Lời giải chi tiết :

Ta ước lượng khoảng thời gian hết xong bài “Đội ca” từ 3 – 4 phút.

Suy ra chọn đồng hồ bấm giây là hợp lí và cho độ chính xác cao.

Dùng đồng hồ cát thì nhanh quá, đồng hồ để bàn và đồng hồ đeo tay  không xác định được độ chính xác cao.

Câu 6 :

Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  • A.

    Không hiệu chỉnh đồng hồ

  • B.

    Đặt mắt nhìn lệch

  • C.

    Đọc kết quả chậm

  • D.

    Cả ba nguyên nhân trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Không hiệu chỉnh đồng hồ sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai

- Đặt mắt nhìn lệch sẽ dẫn đến đọc lệch kết quả đo

- Đọc kết quả chậm sẽ dẫn đến bị sai kết quả.

Câu 7 :

Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ để bàn

  • C.

    Đồng hồ bấm giây

  • D.

    Đồng hồ đeo tay

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ước lượng thời gian.

Lời giải chi tiết :

Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, ta ước lượng khoảng thời gian đó là 2 – 3 phút. Do đó, để chính xác ta nên sử dụng đồng hồ bấm giây.

Câu 8 :

Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?

  • A.

    vì nó dễ sử dụng

  • B.

    vì nó cho độ chính xác cao

  • C.

    vì nó nhỏ gọn

  • D.

    cả ba đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì nó cho độ chính xác cao.

Câu 9 :

Để đo thời gian vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ước lượng thời gian vận động viên chạy 100m để lựa chọn đồng hồ phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Ta ước lượng thời gian vận động viên chạy 100 m là từ 10 – 15 giây => lựa chọn đồng hồ bấm giây là thích hợp nhất.

Câu 10 :

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:

  • A.

    từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích

  • B.

    từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích

  • C.

    bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi

  • D.

    bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

Câu 11 :

Chọn phương án sai?

Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:

  • A.

    Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.

  • B.

    Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ

  • C.

    Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ

  • D.

    Đặt mắt nhìn theo hướng chếch sang trái mặt đồng hồ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:

- Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ

Câu 12 :

Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

  • A.

    đồng hồ để bàn

  • B.

    đồng hồ bấm giây

  • C.

    đồng hồ treo tường

  • D.

    đồng hồ cát

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

=> Đồng hồ cát. Mỗi đồng hồ cát đo một khoảng thời gian rất ngắn bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia.

Câu 13 :

Chọn đáp án sai?

48 phút 36 giây bằng:

  • A.

    48,6 phút

  • B.

    2916 giây

  • C.

    0,8 giờ

  • D.

    0,81 giờ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: 1 giờ = 60 phút  và 1 phút = 60 giây.

Suy ra:

48 phút 36 giây = 48 + 36/60 = 48,6 phút

48 phút 36 giây = 48.60 + 36 = 2916 giây

48 phút 36 giây = 48,6 phút = 48,6/60 = 0,81 giờ

Câu 14 : Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
  • A.

    1 giờ 20 phút = 3800 giây

  • B.

    45 phút = 2700 giây

  • C.

    24 giờ = 864000 giây

  • D.
    1 giờ = 36000 giây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết :

1 giờ 20 phút = 60.60 + 20.60 = 4800 giây => A sai

45 phút = 45.60 = 2700 giây => B đúng

24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây => C sai

1 giờ = 60.60 = 3600 giây => D sai

Câu 15 :

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:

  • A.

    Đồng hồ quả lắc

  • B.

    Đồng hồ hẹn giờ

  • C.
    Đồng hồ bấm bấm giây
  • D.
    Đồng hồ đeo tay

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do việc xác định thành tích của vận động viên đòi hỏi cần độ chính xác cao nên ta sử dụng đồng hồ bấm giây là phù hợp nhất.

Câu 16 :

Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ

Công dụng

1. Đồng hồ treo tường

2. Đồng hồ cát

3. Đồng hồ bấm giây

a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

c) dùng để đo thời gian hằng ngày

  • A.

    1 – c; 2 – b; 3 – a

  • B.

    1 – b; 2 – c; 3 – a

  • C.

    1 – c; 2 – a; 3 – b

  • D.
    1 – a; 2 – b; 3 – c

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày

- Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

- Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

Câu 17 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A.

    1 giờ 3 phút

  • B.

    1 giờ 27 phút

  • C.
    2 giờ 33 phút
  • D.
    10 giờ 33 phút

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 kính hiển vi chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 kính lúp chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 quy định an toàn chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 các thể của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 một số tính chất của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 sự chuyển thể của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 sự đa dạng của chất chân trời sáng tạo có đáp án