Trắc nghiệm KHTN 6 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1. Các phép đo


Trắc nghiệm Bài 4. Đo chiều dài - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A.

    \(km\)

  • B.

    \(cm\)

  • C.

    \(mm\)

  • D.

    \(m\)

Câu 2 :

Giới hạn đo của thước là:

  • A.

    1 mét

  • B.

    Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước.

  • C.

    Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • D.

    Cả 3 câu trên đều sai

Câu 3 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A.

    1mm

  • B.

    Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • C.

    Cả hai câu A,B đều đúng

  • D.

    Cả hai câu A,B đều sai

Câu 4 :

Để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo nào?

  • A.

    m

  • B.

    km

  • C.

    mm

  • D.

    in

Câu 5 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A.

    giá trị cuối cùng ghi trên thước

  • B.

    giá trị nhỏ nhất ghi trên thước

  • C.

    chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 6 :

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:

  • A.

    thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

  • B.

    thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

  • C.

    thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia hỏ nhất 5 cm

  • D.

    thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Câu 7 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A.

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B.

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C.

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D.

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 8 :

Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

  • A.

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm

  • B.

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm

  • C.

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm

  • D.

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm

Câu 9 :

Chọn đáp án đúng?

\(1foot(ft) = ...m\)

  • A.

    \(0,0254m\)

  • B.

    \(0,3048m\)

  • C.

    \(2,54m\)

  • D.

    \(0,0001m\)

Câu 10 :

Chọn đáp án đúng?

1 đơn vi thiên văn (AU) bằng:

  • A.

    946 triệu km

  • B.

    304,8 triệu km

  • C.

    150 triệu km

  • D.

    946,073 triệu km

Câu 11 :

Chọn phương án sai?

  • A.

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B.

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C.

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D.

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Câu 12 :

Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:

  • A.

    lựa chọn thước đo phù hợp

  • B.

    đặt mắt đúng cách

  • C.

    đọc kết quả đo chính xác

  • D.

    đặt vật đo đúng cách

Câu 13 :

Ba bạn Na, Nam, An cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được của Na, Nam, An ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?

  • A.

    Na

  • B.

    Nam

  • C.

    An

  • D.

    Không bạn nào đúng

Câu 14 :

Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như hình nào là đúng?

  • A.

    Hình C

  • B.

    Hình A

  • C.

    Hình B

  • D.

    Cả 3 đều đúng

Câu 15 :

Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài như thế nào là đúng?

  • A.

    Hình C

  • B.

    Hình A

  • C.

    Hình B

  • D.

    Cả 3 đều đúng

Câu 16 :

Khi dùng thước để đo kích thước của một vật em cần phải:

  • A.

    Biết GHĐ và ĐCNN

  • B.

    Ước lượng độ dài của vật cần đo

  • C.

    Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo

  • D.

    Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Câu 17 :

Chọn câu trả lời đúng : ĐCNN của thước cho em biết:

  • A.

    Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được.

  • B.

    Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt khi đo.

  • C.

    Sai số của phép đo.

  • D.

    Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 18 :

Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất?

  • A.

    Thước thẳng có GHĐ \(1m\) , ĐCNN \(1cm\)

  • B.

    Thước thẳng có GHĐ \(1,5m\),ĐCNN \(5{\rm{ }}mm\)

  • C.

    Thước dây có GHĐ \(5{\rm{ }}m\), ĐCNN \(1{\rm{ }}cm\)

  • D.

    Thước dây có GHĐ \(10m\), ĐCNN \(1cm\)

Câu 19 :

Chọn câu trả lời đúng. Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ

  • A.

    Chiều cao của màn hìng tivi

  • B.

    Chiều rộng của màn hình tivi

  • C.

    Đường chéo của màn hình tivi

  • D.

    Chiều rộng của cái tivi

Câu 20 :

Chọn câu trả lời đúng. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại \(19{\rm{ }}inch\). Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

  • A.

    \(48,26{\rm{ }}mm\)

  • B.

    \(4,826{\rm{ }}mm\)

  • C.

    \(48,26{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(48,26{\rm{ }}dm\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A.

    \(km\)

  • B.

    \(cm\)

  • C.

    \(mm\)

  • D.

    \(m\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét \(\left( m \right)\)

Câu 2 :

Giới hạn đo của thước là:

  • A.

    1 mét

  • B.

    Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước.

  • C.

    Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • D.

    Cả 3 câu trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Câu 3 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A.

    1mm

  • B.

    Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • C.

    Cả hai câu A,B đều đúng

  • D.

    Cả hai câu A,B đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Câu 4 :

Để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo nào?

  • A.

    m

  • B.

    km

  • C.

    mm

  • D.

    in

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất lớn nên để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo là ki-lô-mét (km).

Câu 5 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A.

    giá trị cuối cùng ghi trên thước

  • B.

    giá trị nhỏ nhất ghi trên thước

  • C.

    chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 6 :

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:

  • A.

    thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

  • B.

    thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

  • C.

    thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia hỏ nhất 5 cm

  • D.

    thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta ước lượng bề dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 khoảng 2 – 3 cm. Như vậy, dùng thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm là phù hợp nhất.

Câu 7 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A.

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B.

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C.

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D.

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 8 :

Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

  • A.

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm

  • B.

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm

  • C.

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm

  • D.

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm => Thước có GHĐ là 100 cm.

Do thước có 101 vạch chia => ĐCNN là 1cm

Câu 9 :

Chọn đáp án đúng?

\(1foot(ft) = ...m\)

  • A.

    \(0,0254m\)

  • B.

    \(0,3048m\)

  • C.

    \(2,54m\)

  • D.

    \(0,0001m\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(1foot(ft) = 0,3048m\)

Câu 10 :

Chọn đáp án đúng?

1 đơn vi thiên văn (AU) bằng:

  • A.

    946 triệu km

  • B.

    304,8 triệu km

  • C.

    150 triệu km

  • D.

    946,073 triệu km

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: 1 AU = 150 triệu km

Câu 11 :

Chọn phương án sai?

  • A.

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B.

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C.

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D.

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

1 ly = 946073 triệu tỉ năm.

Câu 12 :

Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:

  • A.

    lựa chọn thước đo phù hợp

  • B.

    đặt mắt đúng cách

  • C.

    đọc kết quả đo chính xác

  • D.

    đặt vật đo đúng cách

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp với vật cần đo.

Câu 13 :

Ba bạn Na, Nam, An cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được của Na, Nam, An ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?

  • A.

    Na

  • B.

    Nam

  • C.

    An

  • D.

    Không bạn nào đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do thước có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm nên kết quả 165,5 của Nam là đúng.

Câu 14 :

Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như hình nào là đúng?

  • A.

    Hình C

  • B.

    Hình A

  • C.

    Hình B

  • D.

    Cả 3 đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như hình c là đúng: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bút theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bút.

Câu 15 :

Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài như thế nào là đúng?

  • A.

    Hình C

  • B.

    Hình A

  • C.

    Hình B

  • D.

    Cả 3 đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách đặt thước để đo chiều dài bút chì ở hình c là đúng: Đặt thước đo dọc theo chiều dài của bút, vạch số 0 của thước trùng với một đầu của bút.

Câu 16 :

Khi dùng thước để đo kích thước của một vật em cần phải:

  • A.

    Biết GHĐ và ĐCNN

  • B.

    Ước lượng độ dài của vật cần đo

  • C.

    Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo

  • D.

    Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi dùng thước để do kích thước đầu tiên phải ước lượng độ dài vật cần đo để chọn được thước đo thích hợp, sau đó xem GHĐ và ĐCNN của thước đó

=> Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Câu 17 :

Chọn câu trả lời đúng : ĐCNN của thước cho em biết:

  • A.

    Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được.

  • B.

    Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt khi đo.

  • C.

    Sai số của phép đo.

  • D.

    Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước nên là giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được

Câu 18 :

Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất?

  • A.

    Thước thẳng có GHĐ \(1m\) , ĐCNN \(1cm\)

  • B.

    Thước thẳng có GHĐ \(1,5m\),ĐCNN \(5{\rm{ }}mm\)

  • C.

    Thước dây có GHĐ \(5{\rm{ }}m\), ĐCNN \(1{\rm{ }}cm\)

  • D.

    Thước dây có GHĐ \(10m\), ĐCNN \(1cm\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để đo kích thước sân bóng đá ta phải dùng thước dây, vì chiều dài sân bóng cỡ 10m nên ta phải dùng thước có GHĐ 10m và ĐCNN 1cm mới thích hợp

Câu 19 :

Chọn câu trả lời đúng. Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ

  • A.

    Chiều cao của màn hìng tivi

  • B.

    Chiều rộng của màn hình tivi

  • C.

    Đường chéo của màn hình tivi

  • D.

    Chiều rộng của cái tivi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức thực tế về tivi

Lời giải chi tiết :

Thuật ngữ “Tivi 24 inch” để chỉ đường chéo của màn hình tivi

Câu 20 :

Chọn câu trả lời đúng. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại \(19{\rm{ }}inch\). Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

  • A.

    \(48,26{\rm{ }}mm\)

  • B.

    \(4,826{\rm{ }}mm\)

  • C.

    \(48,26{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(48,26{\rm{ }}dm\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, \(1inch = 2,54cm\). Từ đó, ta suy ra:

\(19inch = 19.2,54 = 48,26cm\)


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm KHTN 6 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 giới thiệu dụng cụ đo chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 kính hiển vi chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 kính lúp chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 3 quy định an toàn chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 các thể của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 một số tính chất của chất chân trời sáng tạo có đáp án