Trắc nghiệm Bài 10. Biểu thức có chứa chữ Toán 4 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là a, biết cạnh còn lại bằng 13 tổng độ dài ba cạnh.
Với a=252dm thì chu vi hình tứ giác là
cm .
Giá trị của biểu thức 468×5−1279+a với a là số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là:
A. 10936
B. 10937
C. 11058
D. 11059
Một hình chữ nhật có chiều dài là b, chiều rộng bằng 48cm .
Với b=63cm thì chu vi hình chữ nhật là:
A. 111cm
B. 174cm
C. 222cm
D. 3024cm
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là a, gọi chu vi hình vuông là P.
Vậy chu vi hình vuông với a=75mm là P=
cm.
Cho biểu thức P=198+33×m−225 và Q=1204:m+212:4.
So sánh giá trị của 2 biểu thức P và Q với m=7.
A. P>Q
B. P=Q
C. P<Q
Giá trị của biểu thức 5772:4+a×8 với a=123−17×5 là 11848.
Đúng hay sai?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị biểu thức 68×n+145 với 6<n<8 là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức 375+254×c với c=9 là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức 133+b với b=379 là
Giá trị của biểu thức 75−a với a=18 là:
A. 57
B. 67
C. 83
D. 93
45+b được gọi là:
A. Biểu thức
B. Biểu thức có chứa một chữ
C. Biểu thức có chứa hai chữ
Biểu thức có chứa một chữ gồm có:
A. Các số
B. Dấu tính
C. Một chữ
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là a, biết cạnh còn lại bằng 13 tổng độ dài ba cạnh.
Với a=252dm thì chu vi hình tứ giác là
cm .
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là a, biết cạnh còn lại bằng 13 tổng độ dài ba cạnh.
Với a=252dm thì chu vi hình tứ giác là
cm .
- Tính độ dài còn lại ta lấy tổng độ dài ba cạnh chia cho 3 hay bằng a:3.
- Chu vi hình tứ giác bằng tổng độ dài của bốn cạnh của tứ giác đó.
- Đổi chu vi từ đơn vị đề-xi-mét sang đơn vị xăng-ti-mét ta chỉ cần thêm một chữ số 0 vào bên phải.
Với a=252dm thì a:3=252:3=84dm.
Hay độ dài cạnh còn lại của hình tứ giác là 84dm.
Chu vi hình tứ giác đó là:
252+84=336(dm)336dm=3360cm
Đáp số: 3360cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3360.
Giá trị của biểu thức 468×5−1279+a với a là số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là:
A. 10936
B. 10937
C. 11058
D. 11059
A. 10936
- Tìm số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau.
- Tìm số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau: số đó chính là số liền trước của số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau.
- Thay giá trị của a vào biểu thức 468×5−3279+a rồi thực hiện tính.
Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là 9876.
Số lớn nhất nhỏ hơn số 9876 là số 9875. Với a=9875 thì:
468×5−1279+a
=468×5−1279+9875
=2340−1279+9875
=1061+9875
=10936
Vậy giá trị của biểu thức 468×5−1279+a với a=9875 là 10936.
Một hình chữ nhật có chiều dài là b, chiều rộng bằng 48cm .
Với b=63cm thì chu vi hình chữ nhật là:
A. 111cm
B. 174cm
C. 222cm
D. 3024cm
C. 222cm
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
Hình chữ nhật có chiều dài là b, chiều rộng bằng 48cm thì công thức chu vi hình chữ nhật là P=(b+48)×2.
Nếu b=63cm thì P=(b+48)×2=(63+48)×2=222(cm).
Vậy với b=63cm thì chu vi hình chữ nhật là 222cm.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là a, gọi chu vi hình vuông là P.
Vậy chu vi hình vuông với a=75mm là P=
cm.
Một hình vuông có độ dài cạnh là a, gọi chu vi hình vuông là P.
Vậy chu vi hình vuông với a=75mm là P=
cm.
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị xăng-ti-mét.
Hình vuông có độ dài cạnh là a, chu vi hình vuông là P thì ta có công thức tính chu vi: P=a×4.
Nếu a=75mm thì P=a×4=75×4=300mm.
Đổi 300mm=30cm
Vậy chu vi hình vuông với a=75mm là P=30cm.
Đáp án đúng điền vào ô trống là 30.
Cho biểu thức P=198+33×m−225 và Q=1204:m+212:4.
So sánh giá trị của 2 biểu thức P và Q với m=7.
A. P>Q
B. P=Q
C. P<Q
C. P<Q
Thay giá trị của m lần lượt vào hai biểu thức P và Q rồi thực hiện tính, sau đó so sánh kết quả với nhau.
Nếu m=7 thì P=198+33×m−225 =198+33×7−225 =198+231−225 =429−225
=204
Nếu m=7 thì Q=1204:m+212:4=1204:7+212:4=172+53
=225
Mà 204<225
Vậy với m=7 thì P<Q.
Giá trị của biểu thức 5772:4+a×8 với a=123−17×5 là 11848.
Đúng hay sai?
- Tính giá trị của a.
- Thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- Chú ý thứ tự thực hiện phép tính: biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Ta có: a=123−17×5=123−85=38
Nếu a=38 thì 5772:4+a×8 =5772:4+38×8=1443+304=1747.
Mà 1747<11848
Do đó kết luận "giá trị của biểu thức 5772:4+a×8 với a=123−17×5 là 11848" là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị biểu thức 68×n+145 với 6<n<8 là
Giá trị biểu thức 68×n+145 với 6<n<8 là
- Lập luận để tìm giá trị của n.
- Thay giá trị của n vào biểu thức rồi thực hiện tính.
Ta thấy 6<7<8 nên n=7.
Với n=7 thì 68×n+145=68×7+145=621
Vậy giá trị của biểu thức 68×n+145 với 6<n<8 là 621.
Đáp án đúng điền vào ô trống là 621.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức 375+254×c với c=9 là
Giá trị của biểu thức 375+254×c với c=9 là
- Thay giá trị của c vào biểu thức 375+254×c rồi thực hiện tính.
- Biểu thức có chứa phép cộng và phép nhân thì ta thực hiện phép tính nhân trước, thực hiện phép tính cộng sau.
Nếu c = 9 thì 375 + 254 x c = 375 + 254 x 9 = 375 + 2286 = 2661
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2661
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức 133+b với b=379 là
Giá trị của biểu thức 133+b với b=379 là
Thay b=379 vào biểu thức 133+b rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu b=379 thì 133+b=133+379=512.
Vậy với b=379 thì giá trị của biểu thức 133+b là 512.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 512.
Giá trị của biểu thức 75−a với a=18 là:
A. 57
B. 67
C. 83
D. 93
A. 57
Thay a=18 vào biểu thức 75−a rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu a=18 thì 75−a=75−18=57.
Vậy với a=18 thì giá trị của biểu thức 75−a là 57.
45+b được gọi là:
A. Biểu thức
B. Biểu thức có chứa một chữ
C. Biểu thức có chứa hai chữ
B. Biểu thức có chứa một chữ
Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
Vậy 45+b là biểu thức có chứa một chữ.
Biểu thức có chứa một chữ gồm có:
A. Các số
B. Dấu tính
C. Một chữ
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Cả A, B, C đều đúng
Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
Ví dụ: 10−a;b+35;...