Trắc nghiệm Bài 43: Em làm được những gì Toán 4 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(37245 + 53432 = \,\)
Lan viết: “ \(80450 - 27184 = 53276\) ”. Theo em, Lan làm đúng hay sai?
Lan viết: “Số lớn = (tổng – hiệu) : $2$”. Lan viết đúng hay sai?
Công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó là:
A. Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
B. Số bé = (tổng – hiệu) : $2$
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Tìm hai số biết tổng của chúng là $318$ và hiệu là $42$.
A. \(180\) và \(138\)
B. \(181\) và \(137\)
C. \(182\) và \(140\)
D. \(183\) và \(135\)
Tổng của hai số là $1045$, hiệu hai số là \(257\) . Vậy hai số đó là \(653\) và \(392\).
Đúng hay sai?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng có \(360m\) vải hoa và vải màu, trong đó số mét vải hoa ít hơn số mét vải màu là \(24m\).
Vậy cửa hàng có
mét vải hoa.
Giải bài toán theo sơ đồ sau
A. Thùng \(1\): \(166\) lít; thùng \(2\): \(241\) lít
B. Thùng \(1\): \(163\) lít; thùng \(2\): \(238\) lít.
C. Thùng \(1\): \(158\) lít; thùng \(2\): \(239\) lít.
D. Thùng \(1\): \(161\) lít; thùng \(2\): \(236\) lít.
Tổng của \(2\) số là số lớn nhất có \(4\) chữ số, hiệu của \(2\) số là số lẻ nhỏ nhất có \(3\) chữ số khác nhau. Vậy hai số đó là:
A. \(5152\) và \(4847\)
B. \(5051\) và \(4948\)
C. \(5150\) và \(4849\)
D. \(5049\) và \(4951\)
Tìm hai số chẵn liên tiếp, biết tổng của chúng là \(242\).
A. \(118\) và \(120\)
B. \(122\) và \(124\)
C. \(120\) và \(122\)
D. \(121\) và \(122\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lớp 4A có \(4\) tổ, mỗi tổ có $9$ học sinh. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam là \(6\) học sinh.
Vậy lớp 4A có
học sinh nam,
học sinh nữ.
Một hình chữ nhật có chu vi là $156cm$. Chiều rộng kém chiều dài là $22cm$ . Vậy diện tích hình chữ nhật đó là:
A. \(1400c{m^2}\)
B. \(1425c{m^2}\)
C. \(5456c{m^2}\)
D. \(5963c{m^2}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng của hai số là \(274\), nếu số thứ nhất bớt đi \(36\) đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
Trước đây \(4\) năm, tổng số tuổi của ông và cháu là $71$ tuổi. Biết rằng ông hơn cháu \(61\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Ông: \(66\) tuổi ; cháu: \(5\) tuổi
B. Ông: \(68\) tuổi ; cháu: \(7\) tuổi
C. Ông: \(70\) tuổi ; cháu: \(9\) tuổi
D. Ông: \(72\) tuổi ; cháu: \(11\) tuổi
Có một hộp bi xanh và một hộp bi đỏ, tổng số bi của \(2\) hộp là \(72\) viên bi. Biết rằng nếu lấy ra ở mỗi hộp \(10\) viên bi thì số bi đỏ còn lại nhiều hơn số bi xanh còn lại là \(6\) viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu viên bi?
A. \(29\) viên bi đỏ; \(43\) viên bi xanh.
B. \(39\) viên bi đỏ; \(33\) viên bi xanh.
C. \(43\) viên bi đỏ; \(29\) viên bi xanh.
D. \(33\) viên bi đỏ; \(39\) viên bi xanh.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng số học sinh của trường Hoàng Diệu và trường Lê Lợi là \(1275\) học sinh. Nếu chuyển \(54\) học sinh từ trường Hoàng Diệu sang trường Lê Lợi thì trường Lê Lợi có nhiều hơn trường Hoàng Diệu \(35\) học sinh.
Vậy lúc đầu trường Hoàng Diệu có
học sinh,
trường Lê Lợi có
học sinh.
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(37245 + 53432 = \,\)
\(37245 + 53432 = \,\)
Muốn cộng hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{37245}\\{53432}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,90677}\end{array}\)
Vậy \(37245 + 53432 = \,90677\) Đáp án đúng điền vào ô trống là \(90677\).
Lan viết: “ \(80450 - 27184 = 53276\) ”. Theo em, Lan làm đúng hay sai?
Muốn trừ hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{\,80450}\\{27184}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,53266}\end{array}\)
\(80450 - 27184 = 53266\)
Vậy Lan làm chưa đúng.
Lan viết: “Số lớn = (tổng – hiệu) : $2$”. Lan viết đúng hay sai?
Áp dụng công thức tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Ta có: Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Vây Lan viết sai.
Công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó là:
A. Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
B. Số bé = (tổng – hiệu) : $2$
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
C. Cả A và B đều đúng
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Ta có:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Vậy cả A và B đều đúng.
Tìm hai số biết tổng của chúng là $318$ và hiệu là $42$.
A. \(180\) và \(138\)
B. \(181\) và \(137\)
C. \(182\) và \(140\)
D. \(183\) và \(135\)
A. \(180\) và \(138\)
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Số lớn là:
\((318 + 42):2 = 180\)
Số bé là:
\(318 - 180 = 138\)
Đáp số: Số lớn: \(180\); số bé: \(138\).
Tổng của hai số là $1045$, hiệu hai số là \(257\) . Vậy hai số đó là \(653\) và \(392\).
Đúng hay sai?
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Số lớn là:
\((1045 + 257):2 = 651\)
Số bé là:
\(651 - 257 = 394\)
Đáp số: Số lớn: \(651\); số bé: \(394\).
Vậy khẳng định đã cho là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng có \(360m\) vải hoa và vải màu, trong đó số mét vải hoa ít hơn số mét vải màu là \(24m\).
Vậy cửa hàng có
mét vải hoa.
Một cửa hàng có \(360m\) vải hoa và vải màu, trong đó số mét vải hoa ít hơn số mét vải màu là \(24m\).
Vậy cửa hàng có
mét vải hoa.
Coi số mét vải hoa là số bé, ta áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Cửa hàng có số mét vài hoa là:
$(360 - 24):2 = 168\,\,(m)$
Đáp số: \(168m\) ;
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(168\).
Giải bài toán theo sơ đồ sau
A. Thùng \(1\): \(166\) lít; thùng \(2\): \(241\) lít
B. Thùng \(1\): \(163\) lít; thùng \(2\): \(238\) lít.
C. Thùng \(1\): \(158\) lít; thùng \(2\): \(239\) lít.
D. Thùng \(1\): \(161\) lít; thùng \(2\): \(236\) lít.
D. Thùng \(1\): \(161\) lít; thùng \(2\): \(236\) lít.
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Thùng \(1\) có số lít nước là:
$\left( {{\rm{397}} - 75} \right):2 = 161$ (lít)
Thùng \(2\) có số lít nước là:
${\rm{397}} - 161 = 236$ (lít)
Đáp số: Thùng \(1\) : \(161\) lít;
Thùng \(2\): \(236\) lít.
Tổng của \(2\) số là số lớn nhất có \(4\) chữ số, hiệu của \(2\) số là số lẻ nhỏ nhất có \(3\) chữ số khác nhau. Vậy hai số đó là:
A. \(5152\) và \(4847\)
B. \(5051\) và \(4948\)
C. \(5150\) và \(4849\)
D. \(5049\) và \(4951\)
B. \(5051\) và \(4948\)
- Tìm số lớn nhất có \(4\) chữ số và số lẻ nhỏ nhất có \(3\) chữ số khác nhau.
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Số lớn nhất có 4 chữ số là $9999$. Do đó tổng của \(2\) số đó là $9999$.
Số lẻ nhỏ nhất có \(3\) chữ số khác nhau là $103$. Do đó hiệu của \(2\) số đó là $103$.
Ta có sơ đồ:
Số bé là:
$(9999 - 103):2 = 4948$
Số lớn là:
$4948 + 103 = 5051$
Đáp số: Số lớn: \(5051\); số bé: \(4948\).
Tìm hai số chẵn liên tiếp, biết tổng của chúng là \(242\).
A. \(118\) và \(120\)
B. \(122\) và \(124\)
C. \(120\) và \(122\)
D. \(121\) và \(122\)
C. \(120\) và \(122\)
- Tìm hiệu hai số: Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau \(2\) đơn vị nên hiệu hai số đó là \(2\).
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau \(2\) đơn vị nên hiệu hai số đó là \(2\).
Ta có sơ đồ:
Số lớn là:
$(242 + 2):2 = 122$
Số bé là:
$122 - 2 = 120$
Đáp số: Số lớn: \(122\);
Số bé: \(120\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lớp 4A có \(4\) tổ, mỗi tổ có $9$ học sinh. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam là \(6\) học sinh.
Vậy lớp 4A có
học sinh nam,
học sinh nữ.
Lớp 4A có \(4\) tổ, mỗi tổ có $9$ học sinh. Số học sinh nữ ít hơn số học sinh nam là \(6\) học sinh.
Vậy lớp 4A có
học sinh nam,
học sinh nữ.
- Tìm tổng số học sinh của lớp 4A ta lấy số học sinh của \(1\) tổ nhân với số tổ.
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Lớp 4A có tất cả số học sinh là:
$9 \times 4 = 36$ (học sinh)
Ta có sơ đồ:
Lớp 4A có số học sinh nữ là:
$\left( {{\rm{36}} - 6} \right):2 = 15$ (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh nam là:
$36 - 15 = 21$ (học sinh)
Đáp số: \(21\) học sinh nam;
\(15\) học sinh nữ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(21\,;\,\,15\).
Một hình chữ nhật có chu vi là $156cm$. Chiều rộng kém chiều dài là $22cm$ . Vậy diện tích hình chữ nhật đó là:
A. \(1400c{m^2}\)
B. \(1425c{m^2}\)
C. \(5456c{m^2}\)
D. \(5963c{m^2}\)
A. \(1400c{m^2}\)
- Tính nửa chu vi :
Nửa chu vi = chu vi \(:\,2\) = chiều dài + chiều rộng
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
$156:2 = 78\,\,(cm)$
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
\((78 - 22):2 = 28\,\,(cm)\)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
\(28 + 22 = 50\,\,(cm)\)
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
\(50\,\, \times 28 = 1400\,\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(1400c{m^2}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng của hai số là \(274\), nếu số thứ nhất bớt đi \(36\) đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
Trung bình cộng của hai số là \(274\), nếu số thứ nhất bớt đi \(36\) đơn vị ta được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
- Tìm tổng của hai số = số trung bình cộng \( \times \,2\).
- Vì số thứ nhất bớt đi \(36\) đơn vị ta được số thứ hai nên số thứ nhất hơn số thứ hai \(36\) đơn vị, hay hiệu của hai số là \(36\) đơn vị.
- Tìm số thứ nhất theo công thức: Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Tổng của hai số đó là:
\(274 \times 2 = 548\)
Số thứ nhất là:
\((548 + 36):2 = 292\)
Đáp số: \(292\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(292\).
Trước đây \(4\) năm, tổng số tuổi của ông và cháu là $71$ tuổi. Biết rằng ông hơn cháu \(61\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Ông: \(66\) tuổi ; cháu: \(5\) tuổi
B. Ông: \(68\) tuổi ; cháu: \(7\) tuổi
C. Ông: \(70\) tuổi ; cháu: \(9\) tuổi
D. Ông: \(72\) tuổi ; cháu: \(11\) tuổi
C. Ông: \(70\) tuổi ; cháu: \(9\) tuổi
- Tính tổng số tuổi hiện nay của ông và cháu: Do mỗi năm mỗi người tăng \(1\) tuổi nên tổng số tuổi hiện nay của hai ông cháu là \(71 + 4 + 4 = 79\) tuổi. - Tìm tuổi của mỗi người dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Do mỗi người mỗi năm đều tăng một tuổi nên tổng số tuổi hiện nay của ông và cháu là: \(71 + 4 + 4 = 79\) (tuổi) Sơ đồ tuổi hiện nay:
Tuổi cháu hiện nay là: \((79 - 61):2 = 9\) (tuổi) Tuổi ông hiện nay là: \(9+61 = 70\) (tuổi)
Đáp số: Ông: \(70\) tuổi;
Cháu: \(9\) tuổi.
Có một hộp bi xanh và một hộp bi đỏ, tổng số bi của \(2\) hộp là \(72\) viên bi. Biết rằng nếu lấy ra ở mỗi hộp \(10\) viên bi thì số bi đỏ còn lại nhiều hơn số bi xanh còn lại là \(6\) viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu viên bi?
A. \(29\) viên bi đỏ; \(43\) viên bi xanh.
B. \(39\) viên bi đỏ; \(33\) viên bi xanh.
C. \(43\) viên bi đỏ; \(29\) viên bi xanh.
D. \(33\) viên bi đỏ; \(39\) viên bi xanh.
B. \(39\) viên bi đỏ; \(33\) viên bi xanh.
- Tìm tổng số bi của \(2\) hộp sau khi lấy ra ở mỗi hộp \(10\) viên bi: \(72 - 10 - 10 = 52\) viên bi. - Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để tìm số bi còn lại của mỗi hộp: Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$ - Tìm số bi lúc đầu của mỗi hộp ta lấy số bi lúc sau cộng thêm \(10\) viên bi.
Sau khi lấy ra ở mỗi hộp \(10\) viên bi thì hai hộp còn lại tổng số viên bi là: \(72 - 10 - 10 = 52\) (viên bi) Ta có sơ đồ số bi còn lại ở mỗi hộp: Số viên bi đỏ còn lại là: $\left( {52 + 6} \right):2 = {\rm{ 29}}$ ( viên bi) Lúc đầu có số viên bi đỏ là: \(29 + 10 = 39\) (viên bi) Lúc đầu có số viên bi xanh là: $72 - 39 = 33$ (viên bi) Đáp số: \(39\) viên bi đỏ; \(33\) viên bi xanh.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng số học sinh của trường Hoàng Diệu và trường Lê Lợi là \(1275\) học sinh. Nếu chuyển \(54\) học sinh từ trường Hoàng Diệu sang trường Lê Lợi thì trường Lê Lợi có nhiều hơn trường Hoàng Diệu \(35\) học sinh.
Vậy lúc đầu trường Hoàng Diệu có
học sinh,
trường Lê Lợi có
học sinh.
Tổng số học sinh của trường Hoàng Diệu và trường Lê Lợi là \(1275\) học sinh. Nếu chuyển \(54\) học sinh từ trường Hoàng Diệu sang trường Lê Lợi thì trường Lê Lợi có nhiều hơn trường Hoàng Diệu \(35\) học sinh.
Vậy lúc đầu trường Hoàng Diệu có
học sinh,
trường Lê Lợi có
học sinh.
- Nếu chuyển \(54\) học sinh từ trường Hoàng Diệu sang trường Lê Lợi thì tổng số học sinh của hai trường không thay đổi và bằng \(1275\) học sinh.
- Khi đó ta có tổng số học sinh lúc sau của cả hai trường và hiệu số học sinh lúc sau.
- Tìm số học sinh lúc sau của mỗi trường dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Tìm số học sinh ban đầu:
Số học sinh ban đầu của trường Lê Lợi = số học sinh lúc sau của trường Lê Lợi – \(54\) học sinh.
Số học sinh ban đầu của trường Hoàng Diệu = tổng số học sinh – số học sinh ban đầu của trường Lê Lợi.
Nếu chuyển \(54\) học sinh từ trường Hoàng Diệu sang trường Lê Lợi thì tổng số học sinh của hai trường không thay đổi và bằng \(1275\) học sinh.
Ta có sơ đồ biểu thị số học sinh lúc sau của hai trường:
Lúc sau trường Lê Lợi có số học sinh là:
\((1275 + 35):\,\,2 = 655\) (học sinh)
Lúc đầu trường Lê Lợi có số học sinh là:
\(655 - 54 = 601\) (học sinh)
Lúc đầu trường Hoàng Diệu có số học sinh là:
\(1275 - 601 = 674\) (học sinh)
Đáp số: Trường Hoàng Diệu: \(674\) học sinh;
Trường Lê Lợi: \(601\) học sinh.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(674\,\,;\,\,\,601\).