Trắc nghiệm toán 4 bài 58 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 4 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 Phân số


Trắc nghiệm Bài 58: Tính chất cơ bản của phân số Toán 4 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

$\frac{30}{24}=\frac{30:?}{24:6}=\frac{?}{?}$
Câu 2 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

$\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times ?}=\frac{?}{?}$
Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\)?

A. \(\dfrac{6}{{15}}\)

B. \(\dfrac{{20}}{{12}}\)

C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\)

D. \(\dfrac{{18}}{{36}}\)

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)?

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{16}}{{18}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

\(\dfrac{{100}}{{185}}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

$\frac{30}{24}=\frac{30:?}{24:6}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{30}{24}=\frac{30:6}{24:6}=\frac{5}{4}$
Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác \(0\) thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Ta thấy mẫu số của phân số \(\dfrac{{30}}{{24}}\) chia cho \(6\) thì tử số ta cũng chia cho \(6\), khi đó ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{{30}}{{24}}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{{30}}{{24}} = \dfrac{{30:6}}{{24:6}} = \dfrac{5}{4}\)

Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới là \(6\,\;,\,5\,;\,\,4\).

Câu 2 : Con hãy điền số hoặc chữ số thích hợp vào ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

$\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times ?}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times 2}=\frac{6}{10}$
Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Ta thấy tử số của phân số \(\dfrac{3}{5}\) nhân với \(2\) thì mẫu số ta cũng nhân với \(2\), khi đó ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:    \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{{6\,}}{{10\,}}\).

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\)?

A. \(\dfrac{6}{{15}}\)

B. \(\dfrac{{20}}{{12}}\)

C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\)

D. \(\dfrac{{18}}{{36}}\)

Đáp án

C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\)

Phương pháp giải :

Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản. Phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\) thì rút gọn được về phân số tối giản \(\dfrac{3}{5}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\dfrac{6}{{15}} = \dfrac{{6:3}}{{15:3}} = \dfrac{2}{5}\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\ \quad \dfrac{{20}}{{12}} = \dfrac{{20:4}}{{12:4}} = \dfrac{5}{3}\)

\(\dfrac{{15}}{{25}} = \dfrac{{15:5}}{{25:5}} = \dfrac{3}{5}\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\, \, \quad \dfrac{{18}}{{36}} = \dfrac{{18:18}}{{36:18}} = \dfrac{1}{2}\) Vậy trong các phân số đã cho, phân số bằng với phân số \(\dfrac{3}{5}\) là \(\dfrac{{15}}{{25}}\).

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)?

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{16}}{{18}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

\(\dfrac{{100}}{{185}}\)

Đáp án

\(\dfrac{8}{{14}}\)

\(\dfrac{{20}}{{35}}\)

\(\dfrac{{36}}{{63}}\)

Phương pháp giải :

Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản. Phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) thì rút gọn được về phân số tối giản \(\dfrac{4}{7}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{8}{{14}} = \dfrac{{8:2}}{{14:2}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{16}}{{18}} = \dfrac{{16:2}}{{18:2}} = \dfrac{8}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}} = \dfrac{{20:5}}{{35:5}} = \dfrac{4}{7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\\\dfrac{{36}}{{63}} = \dfrac{{36:9}}{{63:9}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{100}}{{185}} = \dfrac{{100:5}}{{185:5}} = \dfrac{{20}}{{37}} \cdot \,\,\,\,\,\end{array}\)

Vậy các phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) là    \(\dfrac{8}{{14}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{36}}{{63}} \cdot \).


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 4 bài 52 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 53 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 54 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 55 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 56 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 58 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 59 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 60 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 61 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 62 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 4 bài 64 cánh diều có đáp án