Trắc nghiệm bài Bình Ngô đại cáo - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?
-
A.
Nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia.
-
B.
Cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
-
C.
Cho thấy kiến thức uyên thâm của bản thân.
-
D.
Cả A và B.
Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?
-
A.
Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.
-
B.
Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân.
-
C.
Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b được thể hiện như thế nào?
-
A.
Khí thế yếu ớt.
-
B.
Khí thế hăng hái, chưa lúc nào hạ nhiệt.
-
C.
Khí thế run sợ.
-
D.
Khí thế nhiệt tình.
Ý nào sau đây đúng khi nói về giọng điệu đoạn cuối bài cáo?
-
A.
Giọng điệu hùng hồn.
-
B.
Giọng điệu vui tươi.
-
C.
Giọng điệu mang một niềm tin, niềm tự hào.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Hoàn cảnh ra đời của bài cáo là gì?
-
A.
Ra đời khi giặc Minh đang nhăm nhe đe dọa nước ta.
-
B.
Ra đời trong khi quân Lam Sơn đang đánh giặc Minh.
-
C.
Ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
-
D.
Ra đời trước khi quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
Mục đích viết bài cáo là gì?
-
A.
Là lời nhắc nhở đối với giặc ngoại xâm đang lăm le đe dọa.
-
B.
Tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước.
-
C.
Khích lệ, động viên tinh thần nghĩa quân Lam Sơn.
-
D.
Thể hiện lòng yêu nước của riêng tác giả.
Những dấu hiệu nào giúp nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
-
A.
Thể loại văn bản.
-
B.
Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
-
C.
Có minh chứng thuyết phục.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Tác giả đã dùng bằng chứng gì để chứng minh cho luận điểm " Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt"?
-
A.
Có nền văn hiến lâu đời.
-
B.
Có phong tục tập quán riêng.
-
C.
Có các triều đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong phần 3 của bài cáo?
-
A.
Kể lại sự thất bại thảm hại của quân Minh.
-
B.
Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
-
C.
Kể lại chi tiết quá trình của cuộc chiến đấu.
-
D.
A và B đúng.
Yếu tố nghị luận được thể hiện như thế nào trong đoạn 3 của bài cáo?
-
A.
Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
-
B.
Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.
-
C.
A và B đúng.
-
D.
A và B sai.
Lời giải và đáp án
Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?
-
A.
Nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia.
-
B.
Cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
-
C.
Cho thấy kiến thức uyên thâm của bản thân.
-
D.
Cả A và B.
Đáp án : D
- Đọc kĩ đoạn 1.
- Chú ý quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
- Hiểu được quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Việc Nguyễn Trãi nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia. Đồng thời, làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?
-
A.
Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.
-
B.
Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân.
-
C.
Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ đoạn 2.
- Chú ý những hình ảnh, từ ngữ miêu tả tội ác mà giặc gây ra trên đất nước ta.
Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:
- Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.
- Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân ( Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ).
- Đánh thuế, Hành hạ, đánh đập nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hơn 20 năm (ép xuống biển mò ngọc; đãi cát tìm vàng trong rừng sâu, nước độc).
- Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.
Chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b được thể hiện như thế nào?
-
A.
Khí thế yếu ớt.
-
B.
Khí thế hăng hái, chưa lúc nào hạ nhiệt.
-
C.
Khí thế run sợ.
-
D.
Khí thế nhiệt tình.
Đáp án : B
- Đọc kĩ đoạn 3b.
- Chú ý về những hình ảnh, từ ngữ miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b.
Tinh thần hăng hái bởi sự căm phẫn tột độ trước những tội ác của giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, là sự thất bại hàng loạt của bọn giặc ngoại xâm, càng khiến tinh thần chiến đấu trở nên mạnh mẽ và có động lực hơn bao giờ hết.
Ý nào sau đây đúng khi nói về giọng điệu đoạn cuối bài cáo?
-
A.
Giọng điệu hùng hồn.
-
B.
Giọng điệu vui tươi.
-
C.
Giọng điệu mang một niềm tin, niềm tự hào.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ đoạn cuối.
- Rút ra nhận xét về giọng điệu.
So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài hay chính là sự tổng kết những cuộc chiến thắng lịch sử vang dội của dân tộc. Vì vậy, giọng điệu nghị luận trở nên hùng hồn, tự hào, vui mừng, mang một niềm tin mới cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Hoàn cảnh ra đời của bài cáo là gì?
-
A.
Ra đời khi giặc Minh đang nhăm nhe đe dọa nước ta.
-
B.
Ra đời trong khi quân Lam Sơn đang đánh giặc Minh.
-
C.
Ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
-
D.
Ra đời trước khi quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
Đáp án : C
- Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
Mục đích viết bài cáo là gì?
-
A.
Là lời nhắc nhở đối với giặc ngoại xâm đang lăm le đe dọa.
-
B.
Tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước.
-
C.
Khích lệ, động viên tinh thần nghĩa quân Lam Sơn.
-
D.
Thể hiện lòng yêu nước của riêng tác giả.
Đáp án : B
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý mục đích viết bài cáo.
Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước: sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
Những dấu hiệu nào giúp nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
-
A.
Thể loại văn bản.
-
B.
Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
-
C.
Có minh chứng thuyết phục.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ văn bản.
- Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.
- Nhận biết được những dấu hiệu của một văn bản nghị luận.
- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:
+ Thể loại văn bản: thể cáo – một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.
Tác giả đã dùng bằng chứng gì để chứng minh cho luận điểm " Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt"?
-
A.
Có nền văn hiến lâu đời.
-
B.
Có phong tục tập quán riêng.
-
C.
Có các triều đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc kĩ phần 1.
- Chú ý các lí lẽ, dẫn chứng được đưa ra để chứng minh cho luận điểm trong các phần.
- Luận điểm: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
+ Lí lẽ: Đại Việt là một nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.
+ Bằng chứng: có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng ở mỗi dân tộc, có các triều đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong phần 3 của bài cáo?
-
A.
Kể lại sự thất bại thảm hại của quân Minh.
-
B.
Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
-
C.
Kể lại chi tiết quá trình của cuộc chiến đấu.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : B
- Đọc kĩ phần 3.
- Đánh dấu các yếu tố tự sự trong phần 3.
Yếu tố tự sự: Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Minh.
Yếu tố nghị luận được thể hiện như thế nào trong đoạn 3 của bài cáo?
-
A.
Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
-
B.
Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.
-
C.
A và B đúng.
-
D.
A và B sai.
Đáp án : D
- Đọc kĩ đoạn 3
- Đánh dấu yếu tố nghị luận trong phần 3.
Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.