Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Chiếc lá đầu tiên chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6: Nâng niu kỉ niệm


Trắc nghiệm bài Chiếc lá đầu tiên - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung của hai dòng thơ đầu là gì?

  • A.

    Nỗi nhớ về lớp học, thầy cô, bạn bè.

  • B.

    Hai câu thơ là sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày xưa.

  • C.

    Nỗi nhớ khung cảnh xung quanh trường.

  • D.

    Lời bày tỏ tình yêu.

Câu 2 :

Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 được hiện lên như thế nào?

  • A.

    Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.

  • B.

    Khung cảnh lớp học ảm đạm.

  • C.

    Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.

  • D.

    Khung cảnh lớp học ấm áp.

Câu 3 :

Tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6?

  • A.

    Sự rạo rực.

  • B.

    Sự biết ơn.

  • C.

    Sự tiếc nuối, ân hận.

  • D.

    Sự xúc động, xốn xang.

Câu 4 :

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là:

  • A.

    Điệp từ, so sánh.

  • B.

    Điệp cấu trúc, ẩn dụ.

  • C.

    Ẩn dụ, so sánh.

  • D.

    Hoán dụ, điệp cấu trúc.

Câu 5 :

Tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ 4 là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò.

  • B.

    Nhấn mạnh tình yêu của chủ thể trữ tình.

  • C.

    Nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 6 :

Tác dụng của việc sử dụng đối thoại trong khổ thơ thứ 5 là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ.

  • B.

    Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò.

  • C.

    Khiến người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.

  • D.

    Tất cả đáp án trên.

Câu 7 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A.

    Tình yêu tuổi học trò.

  • B.

    Nỗi nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

  • C.

    Nỗi nhớ về mái trường và thầy cô.

  • D.

    Nỗi nhớ về không khí ngày chia tay.

Câu 8 :

Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.

  • B.

    Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.

  • C.

    Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 9 :

Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò?

  • A.

    Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.

  • B.

    Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

  • C.

    Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

  • D.

    Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung của hai dòng thơ đầu là gì?

  • A.

    Nỗi nhớ về lớp học, thầy cô, bạn bè.

  • B.

    Hai câu thơ là sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày xưa.

  • C.

    Nỗi nhớ khung cảnh xung quanh trường.

  • D.

    Lời bày tỏ tình yêu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ hai dòng thơ đầu.

- Nêu nội dung hai dòng thơ đầu.

Lời giải chi tiết :

Hai dòng thơ đầu là dòng hồi tưởng của tác giải khi nhớ về quãng thời gian xưa với nhân vật “Em”. Hai câu thơ ấy như sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy khi giờ đây “tất cả đã xa rồi”.

Câu 2 :

Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 được hiện lên như thế nào?

  • A.

    Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.

  • B.

    Khung cảnh lớp học ảm đạm.

  • C.

    Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.

  • D.

    Khung cảnh lớp học ấm áp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ thứ 5

- Phân tích khung cảnh lớp học

Lời giải chi tiết :

Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 hiện lên thật vui tươi, hồn nhiên. Nơi ấy có “một nàng Bạch Tuyết” – chính là cô giáo và “những chú lùn rất quấy” là những cô cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh.

Câu 3 :

Tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6?

  • A.

    Sự rạo rực.

  • B.

    Sự biết ơn.

  • C.

    Sự tiếc nuối, ân hận.

  • D.

    Sự xúc động, xốn xang.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 6.

- Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ thứ 6 như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.

Câu 4 :

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là:

  • A.

    Điệp từ, so sánh.

  • B.

    Điệp cấu trúc, ẩn dụ.

  • C.

    Ẩn dụ, so sánh.

  • D.

    Hoán dụ, điệp cấu trúc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ 3.

- Phân tích để tìm ra biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết :

Những biện pháp tu từ có trong khổ thơ thứ 3:

+ Điệp cấu trúc: "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu"

+ Ẩn dụ: "Lớp học bâng khuâng"

Câu 5 :

Tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ 4 là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò.

  • B.

    Nhấn mạnh tình yêu của chủ thể trữ tình.

  • C.

    Nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 4.

- Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).

→ Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

Câu 6 :

Tác dụng của việc sử dụng đối thoại trong khổ thơ thứ 5 là gì?

  • A.

    Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ.

  • B.

    Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò.

  • C.

    Khiến người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.

  • D.

    Tất cả đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ khổ thơ 5.

- Chú ý câu đối thoại.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng đối thoại.

Lời giải chi tiết :

Việc sử dụng câu đối thoại ở khổ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chi tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ, những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.

Câu 7 :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A.

    Tình yêu tuổi học trò.

  • B.

    Nỗi nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

  • C.

    Nỗi nhớ về mái trường và thầy cô.

  • D.

    Nỗi nhớ về không khí ngày chia tay.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Suy ra cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nỗi nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

Câu 8 :

Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.

  • B.

    Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.

  • C.

    Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối.

- Phân tích hình ảnh ẩn dụ.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.

Câu 9 :

Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò?

  • A.

    Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.

  • B.

    Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

  • C.

    Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.

  • D.

    Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bài thơ.

- Tìm tên những loài hoa được tác giả nhắc đến.

Lời giải chi tiết :

Những loài hoa được tác giả nhắc đến khi nhớ về kỉ niệm tuổi học trò: hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Chân trời sáng tạo có đáp án
TPhân tích Prô - Mê - Tê và loài người chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Bình Ngô đại cáo chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Chiếc lá đầu tiên chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Giang chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hịch tướng sĩ chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Huyện Trìa xử án chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hương Sơn phong cảnh chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước chân trời sáng tạo có đáp án