Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Giang chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đất nước và con người


Trắc nghiệm bài Giang - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và Giang có gì đặc biệt?

  • A.

    Đó là khi nhân vật "tôi" nhận ra Giang là người quen cũ.

  • B.

    Diễn ra một cách nhanh chóng.

  • C.

    Đó là khi nhân vật "tôi" nhận ra Giang là người bà con xa.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 2 :

Giang đã giới thiệu về nhân vật "tôi" như thế nào với bố Giang?

  • A.

    Là người Giang vừa tình cờ gặp.

  • B.

    Là bạn học đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy.

  • C.

    Giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang.

  • D.

    Cả B và C.

Câu 3 :

Tại sao Giang lại nói dối bố khi giới thiệu nhân vật "tôi"?

  • A.

    Muốn tạo cho bố một bất ngờ.

  • B.

    Khiến cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.

  • C.

    Muốn nhân vật "tôi" tự nói với bố Giang sau.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 4 :

Tính cách của nhân vật Giang tại giếng nước công cộng được hiện lên như thế nào?

  • A.

    Nhẹ nhàng.

  • B.

    Ân cần, chu đáo.

  • C.

    Nhiệt tình.

  • D.

    Cả A và B.

Câu 5 :

Nét tính cách của nhân vật Giang hiện lên như thế nào qua lời kể của bố Giang?

  • A.

    Trọng tình nghĩa.

  • B.

    Chu đáo.

  • C.

    Dũng cảm.

  • D.

    Nhiệt tình.

Câu 6 :

Khi gặp lại, bố Giang có thái độ như thế nào với Hùng?

  • A.

    Xa cách, né tránh.

  • B.

    Vui mừng, phấn khởi.

  • C.

    Thái độ khó xử.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 7 :

Có mấy cuộc gặp gỡ trong văn bản?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 8 :

Những cuộc gặp gỡ cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?

  • A.

    Xa cách.

  • B.

    Tình cảm và chân thành.

  • C.

    Ân cần giúp đỡ khi đồng đội gặp khó khăn.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 9 :

Chủ đề của tác phẩm là gì?

  • A.

    Tình cảm giữa những người lính.

  • B.

    Tình yêu của người lính.

  • C.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người lính.

  • D.

    Kí ức chiến tranh.

Câu 10 :

Tư tưởng của tác phẩm Giang là gì?

  • A.

    Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh.

  • B.

    Những cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.

  • C.

    Tình yêu người lính.

  • D.

    Cả A và B.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và Giang có gì đặc biệt?

  • A.

    Đó là khi nhân vật "tôi" nhận ra Giang là người quen cũ.

  • B.

    Diễn ra một cách nhanh chóng.

  • C.

    Đó là khi nhân vật "tôi" nhận ra Giang là người bà con xa.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chú ý tình huống gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Giang.

Lời giải chi tiết :

Có thể thấy tình huống gặp gỡ của hai nhân vật khá đặc biệt và nhanh chóng.

Câu 2 :

Giang đã giới thiệu về nhân vật "tôi" như thế nào với bố Giang?

  • A.

    Là người Giang vừa tình cờ gặp.

  • B.

    Là bạn học đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy.

  • C.

    Giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang.

  • D.

    Cả B và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ giữa “tôi”, Giang và bố của Giang.

- Chú ý cách Giang giới thiệu về nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết :

Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy.

Câu 3 :

Tại sao Giang lại nói dối bố khi giới thiệu nhân vật "tôi"?

  • A.

    Muốn tạo cho bố một bất ngờ.

  • B.

    Khiến cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.

  • C.

    Muốn nhân vật "tôi" tự nói với bố Giang sau.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ giữa “tôi”, Giang và bố của Giang.

- Chú ý cách Giang giới thiệu về nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết :

Lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” như vậy sẽ không khiến cho bố nghi ngờ và cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.

Câu 4 :

Tính cách của nhân vật Giang tại giếng nước công cộng được hiện lên như thế nào?

  • A.

    Nhẹ nhàng.

  • B.

    Ân cần, chu đáo.

  • C.

    Nhiệt tình.

  • D.

    Cả A và B.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý các nét tính cách nổi bật của nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh, tính cách nhân vật Giang hiện lên: Ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng.

Câu 5 :

Nét tính cách của nhân vật Giang hiện lên như thế nào qua lời kể của bố Giang?

  • A.

    Trọng tình nghĩa.

  • B.

    Chu đáo.

  • C.

    Dũng cảm.

  • D.

    Nhiệt tình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý các nét tính cách nổi bật của nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Nét tình cách của Giang tại chiến trường qua lời của bố Giang: Trọng tình nghĩa, luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".

Câu 6 :

Khi gặp lại, bố Giang có thái độ như thế nào với Hùng?

  • A.

    Xa cách, né tránh.

  • B.

    Vui mừng, phấn khởi.

  • C.

    Thái độ khó xử.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn về cuộc gặp lại giữa “tôi” và bố của Giang.

Lời giải chi tiết :

Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.

Câu 7 :

Có mấy cuộc gặp gỡ trong văn bản?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu những phần xuất hiện cuộc gặp gỡ của các nhân vật.

Lời giải chi tiết :

- Có 3 cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:

+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.

+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.

+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.

Câu 8 :

Những cuộc gặp gỡ cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?

  • A.

    Xa cách.

  • B.

    Tình cảm và chân thành.

  • C.

    Ân cần giúp đỡ khi đồng đội gặp khó khăn.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu những phần xuất hiện cuộc gặp gỡ của các nhân vật.

- Nêu nhận xét về cách đối xử của các nhân vật với nhau.

Lời giải chi tiết :

Những cuộc gặp gỡ cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.

Câu 9 :

Chủ đề của tác phẩm là gì?

  • A.

    Tình cảm giữa những người lính.

  • B.

    Tình yêu của người lính.

  • C.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người lính.

  • D.

    Kí ức chiến tranh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Rút ra kết luận về chủ đề của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là tình yêu của người lính.

Câu 10 :

Tư tưởng của tác phẩm Giang là gì?

  • A.

    Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh.

  • B.

    Những cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.

  • C.

    Tình yêu người lính.

  • D.

    Cả A và B.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ văn bản.

- Rút ra kết luận về tư tưởng của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Tư tưởng của tác phẩm Giang là:

+ Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.

+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Văn 10 - Chân trời sáng tạo có đáp án
TPhân tích Prô - Mê - Tê và loài người chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Bình Ngô đại cáo chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Chiếc lá đầu tiên chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Giang chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hịch tướng sĩ chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Huyện Trìa xử án chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Hương Sơn phong cảnh chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 10 Phân tích Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch Truyện Kiều chân trời sáng tạo có đáp án