Trắc nghiệm Tú Uyên gặp Giáng Kiều - Phân tích Văn 11 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Tác giả của Tú Uyên gặp Giáng Kiều là:
-
A.
Vũ Quần Phương
-
B.
Vũ Quốc Trân
-
C.
Vũ Nho
-
D.
Vũ Đức Nguyên
Thể loại của tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều là:
-
A.
Truyện thơ Nôm
-
B.
Thơ thất ngôn
-
C.
Thơ tự do
-
D.
Thất ngôn bát cú
Nguồn gốc tác phẩm được lấy cảm hứng từ:
-
A.
Câu chuyện hư cấu
-
B.
Câu chuyện có thật trong lịch sử
-
C.
Câu chuyện trong dân gian Việt Nam
-
D.
Câu chuyện trong dân gian nước ngoài
Tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều được trích trong
-
A.
Tiễn dặn người yêu
-
B.
Bích Câu kì ngộ
-
C.
Duyên kì ngộ
-
D.
Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Tác giả so sánh nỗi nhớ của chàng Tú Uyên với:
-
A.
Trăng dưới nước
-
B.
Sông Tương mơ hình
-
C.
Lá thu rụng vàng
-
D.
Nỗi buồn chiều thu
Điều bất thường gì sảy ra khi Tú Uyên mua bức tranh về treo trong nhà?
-
A.
Một người muốn mua lại bức tranh
-
B.
Bức tranh bị trộm mất
-
C.
Khi chàng đi học về luôn thấy cơm canh bày sẵn
-
D.
Đáp án khác
Khung cảnh trước khi nàng Giáng Kiều làm phép được miêu tả:
-
A.
“ruột héo, gan mòn”
-
B.
“nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
-
C.
“ngày tưởng đêm mơ đã chồn”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Khung cảnh sau khi nàng Giáng Kiều làm phép được miêu tả:
-
A.
Khung cảnh nhộn nhịp, vui vẻ
-
B.
Khung cảnh ủ rũ cô đơn
-
C.
Khung cảnh trống trải
-
D.
Khung cảnh lãng mạn
Nhân vật Giáng Kiều được miêu tả như thế nào?
-
A.
Mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
-
B.
Hết lòng vì chồng vì con
-
C.
Vị tha, bao dung
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
-
A.
Hãy không ngừng tìm kiếm tình yêu đích thực
-
B.
Không nên tin vào những điều thần kì trong cuộc sống
-
C.
Hãy trân trọng hiện tại
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Tác giả của Tú Uyên gặp Giáng Kiều là:
-
A.
Vũ Quần Phương
-
B.
Vũ Quốc Trân
-
C.
Vũ Nho
-
D.
Vũ Đức Nguyên
Đáp án : B
Nhớ lại tác giả của tác phẩm
Tác giả của Tú Uyên gặp Giáng Kiều là Vũ Quốc Trân
Thể loại của tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều là:
-
A.
Truyện thơ Nôm
-
B.
Thơ thất ngôn
-
C.
Thơ tự do
-
D.
Thất ngôn bát cú
Đáp án : A
Đọc kĩ tac phẩm và rút ra kết luận về thể loại
Thể loại của tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều là truyện thơ Nôm
Nguồn gốc tác phẩm được lấy cảm hứng từ:
-
A.
Câu chuyện hư cấu
-
B.
Câu chuyện có thật trong lịch sử
-
C.
Câu chuyện trong dân gian Việt Nam
-
D.
Câu chuyện trong dân gian nước ngoài
Đáp án : C
Tú Uyên gặp Giáng Kiều là câu chuyện viết về một chuyện cổ tích dân gian của Việt Nam, dựa vào diễn biến lịch sử câu chuyện trong dân gian Việt Nam.
Tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều được trích trong
-
A.
Tiễn dặn người yêu
-
B.
Bích Câu kì ngộ
-
C.
Duyên kì ngộ
-
D.
Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức về tác phẩm
Tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều được trích trong Bích Câu kì ngộ
Tác giả so sánh nỗi nhớ của chàng Tú Uyên với:
-
A.
Trăng dưới nước
-
B.
Sông Tương mơ hình
-
C.
Lá thu rụng vàng
-
D.
Nỗi buồn chiều thu
Đáp án : B
Đọc kĩ 10 câu thơ đầu
Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật.
Điều bất thường gì sảy ra khi Tú Uyên mua bức tranh về treo trong nhà?
-
A.
Một người muốn mua lại bức tranh
-
B.
Bức tranh bị trộm mất
-
C.
Khi chàng đi học về luôn thấy cơm canh bày sẵn
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : C
Đọc kĩ tác phẩm
Điều bất thường sảy ra khi chàng đi học về thì đã thấy cơm canh bày sẵn
Khung cảnh trước khi nàng Giáng Kiều làm phép được miêu tả:
-
A.
“ruột héo, gan mòn”
-
B.
“nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
-
C.
“ngày tưởng đêm mơ đã chồn”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ tác phẩm, chú ý những chi tiết miêu tả khung cảnh trước khi nàng Giáng Kiều làm phép
Khung cảnh trước khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép: “Lòng người trông xuống sông Tương mơ hình”, “ngày tưởng đêm mơ đã chồn”, “ruột héo, gan mòn”, “nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
→ Khung cảnh ảm đạm, ủ rũ, cô đơn, chỉ cô độc mình chàng Tú Uyên ngẩn ngơ, ôm mộng tương tư mỏi mệt. Ngày ngày chỉ biết thẫn thờ, tiếc nuối bóng nàng, quên ăn uống.
Khung cảnh sau khi nàng Giáng Kiều làm phép được miêu tả:
-
A.
Khung cảnh nhộn nhịp, vui vẻ
-
B.
Khung cảnh ủ rũ cô đơn
-
C.
Khung cảnh trống trải
-
D.
Khung cảnh lãng mạn
Đáp án : A
Đọc kĩ tác phẩm
Khung cảnh sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép: “tưng bừng sắm sửa tiệc hoa/ Bình trầm đưa khói, chén hà đậm hương”, “tiếng vui đãi nguyệt, tiệc bày đối hoa”, “thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài/ Tường quang sáng một góc trời”, “bên nói bên cười”, “bên mừng cố hữu, bên mời tân lang”, “khoe thắm đua vàng”.
→ Từ khi Giáng Kiều làm phép, khung cảnh bừng tỉnh, được ban phát sự sống. Cả khung cảnh bừng sáng, nhộn nhịp, vui vẻ, đông đúc.
Nhân vật Giáng Kiều được miêu tả như thế nào?
-
A.
Mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
-
B.
Hết lòng vì chồng vì con
-
C.
Vị tha, bao dung
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ tác phẩm, phân tích nhân vật Giáng Kiều
Nhân vật Giáng Kiều: là người phụ nữ mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hết lòng vì chồng, sẵn sàng ở lại trần gian để lấy Tú Uyên làm chồng, khi chung sống cùng nhau, đức tính nhẫn nhịn, dịu dàng càng được thể hiện rõ hơn khi nàng nhiều lần khuyên chồng bỏ rượu. Sau khi nàng bỏ về tiên giới, chứng kiến cảnh chồng định tự tử, nàng bao dung, vị tha và chấp nhận làm lại với người đã từng làm mình tổn thương.
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
-
A.
Hãy không ngừng tìm kiếm tình yêu đích thực
-
B.
Không nên tin vào những điều thần kì trong cuộc sống
-
C.
Hãy trân trọng hiện tại
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Tìm hiểu nội dung đoạn trích, rút ra bức thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc.
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại. Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới biết trân trọng.