Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống


Trắc nghiệm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Phân tích Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

  • B.

    Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

  • C.

    Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 2 :

Ai là người khiến Vũ Như Tô thay đổi quyết định, mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Trịnh Duy Sản

  • D.

    Nhân dân

Câu 3 :

Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ như thế nào?

  • A.

    Là một người nghệ sĩ tài ba, luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ước mong sáng tạo nghệ thuật

  • B.

    Là một người nghệ sĩ có hoài bão lớn

  • C.

    Có suy nghĩ lầm lạc trong hành động

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Ý nào sau đây SAI?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân

  • B.

    Cửu Trùng Đài bị đốt

  • C.

    Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

  • D.

    Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích của nhân dân chưa được giải quyết triệt để

Câu 6 :

Lời thoại sau đây trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là của nhân vật nào?

“Vậy mà ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, manh di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Nguyễn Vũ

  • D.

    Lê Trung Mại

Câu 7 :

Tâm trạng của Vũ Như Tô như thế nào khi chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt?

  • A.

    Bình thản

  • B.

    Vui mừng, phấn khởi

  • C.

    Đau đớn, bàng hoàng

  • D.

    Nhục nhã

Câu 8 :

Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là người như thế nào?

  • A.

    Là người đam mê, tôn thờ cái tài

  • B.

    Tỉnh táo, thức thời

  • C.

    Mù quáng, bảo thủ

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?

  • A.

    Đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống

  • B.

    Đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân

  • C.

    Phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp của hiện tượng

  • D.

    A và B đúng

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây KHÔNG PHẢI giá trị nghệ thuật của tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính

  • B.

    Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

  • C.

    Sự kết hợp giữa tính hiện đại và các giá trị truyền thống

  • D.

    Xây dựng nhân vật đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động

Câu 11 :

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

  • A.

    “Anh” và “em”

  • B.

    “Sóng” và “anh”

  • C.

    “Sóng” và “em”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

  • B.

    Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

  • C.

    Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Những mâu thuẫn cơ bản trong đoạn trích:

- Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

Câu 2 :

Ai là người khiến Vũ Như Tô thay đổi quyết định, mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Trịnh Duy Sản

  • D.

    Nhân dân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Đan Thiềm là người đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài

Câu 3 :

Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ như thế nào?

  • A.

    Là một người nghệ sĩ tài ba, luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ước mong sáng tạo nghệ thuật

  • B.

    Là một người nghệ sĩ có hoài bão lớn

  • C.

    Có suy nghĩ lầm lạc trong hành động

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những chi tiết về Vũ Như Tô

Lời giải chi tiết :

* Nhân vật Vũ Như Tô:

- Là người nghệ sĩ tài ba, hiện tân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo

- Là một nghệ sĩ có hoài bãi, lí tưởng cao cả

- Có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động

Câu 4 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Đưa ra lý do tại sao Vũ Như Tô thất bại

Lời giải chi tiết :

Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài vì mục đích nghệ thuật thuần túy. Cửu Trùng Đài bị đốt bởi nó không phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Việc xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm tha

Câu 5 :

Ý nào sau đây SAI?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân

  • B.

    Cửu Trùng Đài bị đốt

  • C.

    Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

  • D.

    Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích của nhân dân chưa được giải quyết triệt để

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Ý sai là Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

Vũ Như Tô đến lúc chết vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình

Câu 6 :

Lời thoại sau đây trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là của nhân vật nào?

“Vậy mà ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, manh di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Nguyễn Vũ

  • D.

    Lê Trung Mại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý lời thoại trong đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Lời thoại trên là của nhân vật Đan Thiềm

Câu 7 :

Tâm trạng của Vũ Như Tô như thế nào khi chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt?

  • A.

    Bình thản

  • B.

    Vui mừng, phấn khởi

  • C.

    Đau đớn, bàng hoàng

  • D.

    Nhục nhã

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý tâm trạng của nhân vật Vũ Như Tô

Lời giải chi tiết :

Vũ Như Tô đau đớn, bàng hoàng khi chứng kiến Cửu Trùng Đài bị phá hủy

Câu 8 :

Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là người như thế nào?

  • A.

    Là người đam mê, tôn thờ cái tài

  • B.

    Tỉnh táo, thức thời

  • C.

    Mù quáng, bảo thủ

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Chú ý chi tiết miêu tả nhân vật Đan Thiềm

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Đan Thiềm:

- Là người đam mê cái tài, tôn thờ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô)

- Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô bỏ trốn

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?

  • A.

    Đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống

  • B.

    Đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân

  • C.

    Phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp của hiện tượng

  • D.

    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Rút ra kết luận về giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Qua tấn bị kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây KHÔNG PHẢI giá trị nghệ thuật của tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính

  • B.

    Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

  • C.

    Sự kết hợp giữa tính hiện đại và các giá trị truyền thống

  • D.

    Xây dựng nhân vật đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Rút ra giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

*Giá trị nghệ thuật:

- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

- Xây dựng nhân vật đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động

- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc

Câu 11 :

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

  • A.

    “Anh” và “em”

  • B.

    “Sóng” và “anh”

  • C.

    “Sóng” và “em”

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Sống hay không sống, đó là vấn đề chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Tú Uyên gặp Giáng Kiều Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Phân tích chi tiết Đồ gốm gia dụng của người Việt Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác giả Go - Rơ - Ki chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác giả Nguyễn Du chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác giả Tế hanh chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác giả Tố Hữu chân trời sáng tạo có đáp án