Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết từ đồng âm cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 3: Kí


Trắc nghiệm Lý thuyết từ đồng âm Văn 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 2 :

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là

  • A.

    Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...

  • B.

    Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…

  • C.

    Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…

  • D.

    Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Câu 4 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 5 :

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Câu 9 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Câu 10 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Câu 2 :

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 3 :

Chọn đáp án không đúng trong các câu sau: Những từ chứa các tiếng đồng âm là

  • A.

    Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ...

  • B.

    Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…

  • C.

    Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…

  • D.

    Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào chứa từ ngữ không phù hợp

Lời giải chi tiết :

Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận, ....

Câu 4 :

Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học

  • A.

    Không có tác dụng gì cả

  • B.

    Làm cho câu nói thú vị hơn

  • C.

    Khiến câu nói dễ hiểu

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu trên và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các cách dùng từ đồng nghĩa ở trên làm cho câu nói thú vị hơn

Câu 5 :

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Từ những câu nói sử dụng từ đồng âm, em suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 6 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

  • A.

    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

  • B.

    Tìm gặp người nói hoặc người viết

  • C.

    Các đáp án trên đầu đúng

  • D.

    Các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 7 :

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Trong văn thơ, từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ

Câu 8 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 9 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

(1) năm; (2) hoa; (3) giá

Câu 10 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết trình bày ý kiến về một vấn đề cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết từ Hán Việt cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết từ mượn cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết từ đồng âm cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết về Ẩn dụ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết về cụm danh từ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết về dấu chấm phẩy cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết về thành ngữ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 lý thuyết về tóm tắt văn bản thông tin cánh diều có đáp án