Trắc nghiệm Lý thuyết từ Hán Việt Văn 6 Cánh diều
Đề bài
Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
-
A.
Là những từ được mượn từ tiếng Hán
-
B.
Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
-
A.
Hai
-
B.
Ba
-
C.
Bốn
-
D.
Năm
Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?
Trong từ Hán Việt, không có hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
-
A.
Xã tắc
-
B.
Ngựa đá
-
C.
Âu vàng
-
D.
cả A và C
Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
-
A.
Người lính mới
-
B.
Binh khí mới
-
C.
Con người mới
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đâu không phải là từ Hán Việt?
-
A.
Xã tắc
-
B.
Đất nước
-
C.
Sơn thủy
-
D.
Giang sơn
Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
-
A.
Gia vị
-
B.
Gia tăng
-
C.
Gia sản
-
D.
Tham gia
Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
-
A.
Thiên lí
-
B.
Thiên kiến
-
C.
Thiên hạ
-
D.
Thiên thanh
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai?
Lời giải và đáp án
Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
-
A.
Là những từ được mượn từ tiếng Hán
-
B.
Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : B
Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
-
A.
Hai
-
B.
Ba
-
C.
Bốn
-
D.
Năm
Đáp án : A
Từ Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?
Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp
Trong từ Hán Việt, không có hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
-
A.
Xã tắc
-
B.
Ngựa đá
-
C.
Âu vàng
-
D.
cả A và C
Đáp án : A
Đọc kĩ và trả lời
Xã tắc (non sông, đất nước, quốc gia, dân tộc)
Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
-
A.
Người lính mới
-
B.
Binh khí mới
-
C.
Con người mới
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án : A
Dịch từng chữ trong từ đó và cho đáp án phù hợp
“tân binh” là người lính mới.
Đâu không phải là từ Hán Việt?
-
A.
Xã tắc
-
B.
Đất nước
-
C.
Sơn thủy
-
D.
Giang sơn
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án đã cho và chọn đáp án phù hợp
“Đất nước” là một từ thuần Việt.
Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
-
A.
Gia vị
-
B.
Gia tăng
-
C.
Gia sản
-
D.
Tham gia
Đáp án : C
Dịch nghĩa từng từ trong các đáp án đã cho
gia sản (tài sản của gia đình)
Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
-
A.
Thiên lí
-
B.
Thiên kiến
-
C.
Thiên hạ
-
D.
Thiên thanh
Đáp án : B
Dịch nghĩa từng từ trong các đáp án đã cho
Thiên trong thiên kiến có nghĩa là lệch, nghiêng ngả
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai?
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp