Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 3: Vẻ đẹp quê hương


Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về ca dao dân ca:

  • A.

    Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

  • B.

    Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

  • C.

    Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

  • D.

    Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Câu 2 :

Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 5 chữ

  • B.

    Thơ 6 chữ

  • C.

    Thơ 8 chữ

  • D.

    Lục bát

Câu 3 :

Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?

  • A.

    2 dòng

  • B.

    3 dòng

  • C.

    4 dòng

  • D.

    5 dòng

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn sau:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành, Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà. Quanh đi đến phố Hàng Da, Trải xem hàng phố thật là cũng xinh. Phố hoa thứ nhất Long Thành, Phố giăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

  • A.

    Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long

  • B.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

  • C.

    Bài học về lao động sản xuất

  • D.

    Tình cảm anh em trong gia đình

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn dưới đây:

Em đố anh từ nam chí bắc, Sông nào là sông sâu nhất? Núi nào là núi cao nhất ở nước ta? Anh mà giảng được cho ra, Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh. Sâu nhất là sông Bạch Đằng, Ba lần giặc đến ba lần giặc tan. Cao nhất là núi Lam Sơn, Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Vẻ đẹp lịch sử của đất nước

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Câu 6 :

Thể thơ của văn bản dưới đây:

Bình Định có núi Vọng Phu, Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh. Em về Bình Định cùng anh, Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 8 chữ

  • C.

    Thơ lục bát

  • D.

    Thơ tự do

Câu 7 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Bình Định có núi Vọng Phu, Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh. Em về Bình Định cùng anh, Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Câu 8 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 9 :

Tình cảm chung được gợi lên từ các bài ca dao dân ca trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương là gì?

  • A.

    Lòng biết ơn với cha mẹ, đất nước

  • B.

    Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người và quê hương, đất nước

  • C.

    Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về vẻ đẹp quê hương?

  • A.

    Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • C.

    Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng

  • D.

    Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao

Câu 11 :

Dân ca là gì?

Là những sáng tác dân gian có nhạc không lời.

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và thơ

Câu 12 :

Văn bản sau thuộc loại nào?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca dao

Dân ca

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về ca dao dân ca:

  • A.

    Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

  • B.

    Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

  • C.

    Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

  • D.

    Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Câu 2 :

Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

  • A.

    Thơ 5 chữ

  • B.

    Thơ 6 chữ

  • C.

    Thơ 8 chữ

  • D.

    Lục bát

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài ca đã học

Lời giải chi tiết :

Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát được sử dụng nhiều nhất.

Câu 3 :

Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?

  • A.

    2 dòng

  • B.

    3 dòng

  • C.

    4 dòng

  • D.

    5 dòng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài ca dao đã học

Lời giải chi tiết :

Mỗi bài ca dao phải có ít nhất 2 dòng.

Câu 4 :

Nội dung chính của đoạn sau:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành, Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà. Quanh đi đến phố Hàng Da, Trải xem hàng phố thật là cũng xinh. Phố hoa thứ nhất Long Thành, Phố giăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

  • A.

    Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long

  • B.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

  • C.

    Bài học về lao động sản xuất

  • D.

    Tình cảm anh em trong gia đình

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn dưới đây:

Em đố anh từ nam chí bắc, Sông nào là sông sâu nhất? Núi nào là núi cao nhất ở nước ta? Anh mà giảng được cho ra, Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh. Sâu nhất là sông Bạch Đằng, Ba lần giặc đến ba lần giặc tan. Cao nhất là núi Lam Sơn, Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

  • A.

    Ý nghĩa lời ru của mẹ

  • B.

    Vẻ đẹp lịch sử của đất nước

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp lịch sử của đất nước

Câu 6 :

Thể thơ của văn bản dưới đây:

Bình Định có núi Vọng Phu, Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh. Em về Bình Định cùng anh, Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

  • A.

    Thơ 6 chữ

  • B.

    Thơ 8 chữ

  • C.

    Thơ lục bát

  • D.

    Thơ tự do

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại số tiếng trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ lục bát.

Câu 7 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Bình Định có núi Vọng Phu, Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh. Em về Bình Định cùng anh, Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp thanh bình của đất nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp quê hương Bình Định

Câu 8 :

Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 9 :

Tình cảm chung được gợi lên từ các bài ca dao dân ca trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương là gì?

  • A.

    Lòng biết ơn với cha mẹ, đất nước

  • B.

    Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người và quê hương, đất nước

  • C.

    Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những câu hát dân gian là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.

Câu 10 :

Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về vẻ đẹp quê hương?

  • A.

    Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • C.

    Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng

  • D.

    Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng

- Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao

- Các địa danh gần gũi, nổi tiếng

Câu 11 :

Dân ca là gì?

Là những sáng tác dân gian có nhạc không lời.

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và thơ

Đáp án

Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm

Lời giải chi tiết :

Dân ca là những sáng tác của dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.

Câu 12 :

Văn bản sau thuộc loại nào?

Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Ca dao

Dân ca

Đáp án

Ca dao

Dân ca

Phương pháp giải :

Em xem lại thể thơ và nội dung

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên là một bài ca dao, ca ngợi công ơn của cha mẹ.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Lao xao ngày hè chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Lẵng quả thông chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Lễ cúng thần lúa của người Chơ - Ro chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Một năm ở tiểu học chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Những cánh buồm chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Non - Bu và Heung - Bu chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Sọ Dừa chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Sự tích Hồ Gươm chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 tìm hiểu chung về Thánh Gióng chân trời sáng tạo có đáp án