Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu biện pháp Nói qúa kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6: Bài học cuộc sống


Trắc nghiệm Tìm hiểu biện pháp Nói qúa Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Nói quá là gì?

  • A.
    Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
  • B.
    Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
  • C.
    Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
  • D.
    Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác
Câu 2 :

Biện pháp nói quá ít được dùng trong thể loại văn bản nào?

  • A.
    Văn bản tự sự
  • B.
    Văn bản miêu tả
  • C.
    Văn bản hành chính, khoa học
  • D.
    Văn bản biểu cảm
Câu 3 :

Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

  • A.
    Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
  • B.
    Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
  • C.
    Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc
  • D.
    Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói
Câu 4 :

Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?

  • A.
    Đối tượng giao tiếp
  • B.
    Hoàn cảnh giao tiếp
  • C.
    Tình huống giao tiếp
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 5 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất… Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.
    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
  • B.
    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
  • C.
    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh
  • D.
    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nói quá là gì?

  • A.
    Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
  • B.
    Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
  • C.
    Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
  • D.
    Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về biện pháp nói quá

Lời giải chi tiết :

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

Câu 2 :

Biện pháp nói quá ít được dùng trong thể loại văn bản nào?

  • A.
    Văn bản tự sự
  • B.
    Văn bản miêu tả
  • C.
    Văn bản hành chính, khoa học
  • D.
    Văn bản biểu cảm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại đặc điểm các văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản hành chính, khoa học

Câu 3 :

Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

  • A.
    Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
  • B.
    Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
  • C.
    Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc
  • D.
    Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về nói quá

Lời giải chi tiết :

Nói quá là biện pháp tu từ phong đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Câu 4 :

Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?

  • A.
    Đối tượng giao tiếp
  • B.
    Hoàn cảnh giao tiếp
  • C.
    Tình huống giao tiếp
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm nói quá để chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý đối tượng, hoàn cảnh, tình huống giao tiếp

Câu 5 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất… Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.
    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
  • B.
    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
  • C.
    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh
  • D.
    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các ví dụ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Các ví dụ trên là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 7 phân tích đoạn trích Đi lấy mật kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Dấu chấm lửng kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Dấu ngoặc kép kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Thuật ngữ kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu bài thơ Nói với con kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu biện pháp Nói qúa kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu chung văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu chung về bài thơ Gò me kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu chung về bài thơ Quê hương kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu chung về tác giả Vũ Bằng kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu lý thuyết viết văn bản tường trình kết nối tri thức có đáp án