Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6. Truyện


Trắc nghiệm Tìm hiểu Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Văn 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Từ ngữ toàn dân là gì?

  • A.
    Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • B.
    Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
  • C.
    Là từ ngữ được ít người biết đến
  • D.
    Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân
Câu 2 :

Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A.
    Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B.
    Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C.
    Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
  • D.
    Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 3 :

Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về."

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ , có chỗ lại dùng từ mợ ?

  • A.
    Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B.
    Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C.
    Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D.
    Cả A, B, C đúng.
Câu 4 :

Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .

(Hồng Nguyên)

  • A.
    Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  • B.
    Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  • C.
    (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  • D.
    (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Câu 5 :

Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A.
    Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B.
    Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C.
    Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D.
    Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 6 :

Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

  • A.
    Không nên quá lạm dụng
  • B.
    Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng cho phù hợp
  • C.
    Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ ngữ toàn dân là gì?

  • A.
    Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • B.
    Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
  • C.
    Là từ ngữ được ít người biết đến
  • D.
    Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về từ ngữ toàn dân

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ toàn dân là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân

Câu 2 :

Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A.
    Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B.
    Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C.
    Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
  • D.
    Là từ ngữ được ít người biết đến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng khái niệm Từ địa phương

Lời giải chi tiết :

Từ địa phương là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định

Câu 3 :

Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về."

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ , có chỗ lại dùng từ mợ ?

  • A.
    Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B.
    Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C.
    Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D.
    Cả A, B, C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức của em để trả lời

Lời giải chi tiết :

Tất cả đáp án trên

Câu 4 :

Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .

(Hồng Nguyên)

  • A.
    Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  • B.
    Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  • C.
    (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  • D.
    (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là “đâu”, “nào”

Câu 5 :

Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A.
    Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B.
    Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C.
    Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D.
    Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng khái niệm biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết :

Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

Câu 6 :

Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

  • A.
    Không nên quá lạm dụng
  • B.
    Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng cho phù hợp
  • C.
    Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết :

Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Câu phủ định, Câu khẳng định Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Nghĩa tường minh, Nghĩa hàm ẩn Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Sắc thái nghĩa của từ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Thành phần biệt lập trong câu Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Trợ từ, Thán từ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ tượng hình, từ tượng thanh Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Mời trầu Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Nắng mới Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu biện pháp Đảo ngữ Cánh diều có đáp án