Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ tượng hình, từ tượng thanh Cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 7. Thơ Đường luật


Trắc nghiệm Tìm hiểu Từ tượng hình, từ tượng thanh Văn 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

  • A.
    Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
  • B.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
  • C.
    Là những từ miêu tả tính cách của con người
  • D.
    Là những từ gọi tả bản chất của sự vật
Câu 2 :

Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

  • A.
    Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
  • B.
    Là những từ miêu tả tính cách của con người
  • C.
    Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
  • D.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Câu 3 :

Khi nói: “Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao” có nghĩa là?

  • A.
    Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
  • B.
    Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
  • C.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
  • D.
    A và B đúng
Câu 4 :

Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?

  • A.
    Danh từ
  • B.
    Tính từ
  • C.
    Đại từ
  • D.
    Động từ
Câu 5 :

Theo em, từ tượng thanh trong các ngôn ngữ khác nhau là:

  • A.
    Giống nhau
  • B.
    Khác nhau
  • C.
    Không có
  • D.
    Có thể khác hoặc giống
Câu 6 :

Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

  • A.
    Miêu tả và nghị luận
  • B.
    Tự sự và miêu tả
  • C.
    Nghị luận và biểu cảm
  • D.
    Tự sự và nghị luận
Câu 7 :

Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?

  • A.
    Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách
  • B.
    Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới
  • C.
    Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích
  • D.
    Thất thiểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén
Câu 8 :

Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?

  • A.
    Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
  • B.
    Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
  • C.
    Thể trạng của những người bị mắc nghẹn
  • D.
    Gầy và cao
Câu 9 :

Cho ngữ liệu sau:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹt tôi

(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

Ngữ liệu trên có mấy từ liên kết?

  • A.
    Một từ
  • B.
    Hai từ
  • C.
    Ba từ
  • D.
    Bốn từ
Câu 10 :

nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?

  • A.
    Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho đoạn văn
  • B.
    Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C.
    Làm cho hình thức của đoạn văn được cân đối
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

  • A.
    Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
  • B.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
  • C.
    Là những từ miêu tả tính cách của con người
  • D.
    Là những từ gọi tả bản chất của sự vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm từ tượng thanh

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

Câu 2 :

Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

  • A.
    Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
  • B.
    Là những từ miêu tả tính cách của con người
  • C.
    Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
  • D.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm từ tượng hình

Lời giải chi tiết :

Từ tượng hình là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

Câu 3 :

Khi nói: “Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao” có nghĩa là?

  • A.
    Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
  • B.
    Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
  • C.
    Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
  • D.
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh

Lời giải chi tiết :

Câu nói đề cập đến vai trò của từ tượng hình, từ tượng thanh là làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu cảm xúc hơn

Câu 4 :

Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?

  • A.
    Danh từ
  • B.
    Tính từ
  • C.
    Đại từ
  • D.
    Động từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại tính từ

Câu 5 :

Theo em, từ tượng thanh trong các ngôn ngữ khác nhau là:

  • A.
    Giống nhau
  • B.
    Khác nhau
  • C.
    Không có
  • D.
    Có thể khác hoặc giống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu hỏi và suy nghĩ

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh trong các ngôn ngữ khác nhau có thể khác hoặc giống

Câu 6 :

Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

  • A.
    Miêu tả và nghị luận
  • B.
    Tự sự và miêu tả
  • C.
    Nghị luận và biểu cảm
  • D.
    Tự sự và nghị luận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn tự sự và miêu tả

Câu 7 :

Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?

  • A.
    Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách
  • B.
    Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới
  • C.
    Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích
  • D.
    Thất thiểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các từ trong nhóm xem chúng có cùng thuộc nhóm từ tượng hình hay tượng thanh không

Lời giải chi tiết :

Nhóm từ ở đáp án C là nhóm các từ tượng thanh được sắp xếp hợp lí

Câu 8 :

Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?

  • A.
    Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
  • B.
    Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
  • C.
    Thể trạng của những người bị mắc nghẹn
  • D.
    Gầy và cao

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh

Lời giải chi tiết :

Từ “lẻo khỏe” thể hiện sự gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống

Câu 9 :

Cho ngữ liệu sau:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹt tôi

(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

Ngữ liệu trên có mấy từ liên kết?

  • A.
    Một từ
  • B.
    Hai từ
  • C.
    Ba từ
  • D.
    Bốn từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và tìm ra các từ liên kết

Lời giải chi tiết :

Ngữ liệu trên có hai từ liên kết “vậy mà” và “nhưng”

Câu 10 :

nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?

  • A.
    Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho đoạn văn
  • B.
    Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C.
    Làm cho hình thức của đoạn văn được cân đối
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ và xét xem đâu là mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Tất cả đáp án trên


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Nghĩa tường minh, Nghĩa hàm ẩn Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Sắc thái nghĩa của từ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Thành phần biệt lập trong câu Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Trợ từ, Thán từ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu Từ tượng hình, từ tượng thanh Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Mời trầu Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Nắng mới Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu biện pháp Đảo ngữ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Tìm hiểu chung văn bản Cảnh khuya Cánh diều có đáp án