Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 6 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương II. Động học


Trắc nghiệm Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) tương ứng là bao nhiêu giây?

  • A.

    0,01 s

  • B.

    0,1 s

  • C.

    1 s

  • D.

    10 s

Câu 2 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 3 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 4 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào?

  • A.

    Công tắc bấm thả viên bi

  • B.

    Đồng hồ đo hiện số

  • C.

    Công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 5 :

Có bao nhiêu bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng?

  • A.

    7

  • B.

    8

  • C.

    9

  • D.

    10

Câu 6 :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý điều gì?

  • A.

    Xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm

  • B.

    Reset lại đồng hồ

  • C.

    Điều chỉnh lại cổng quang điện

  • D.

    Kiểm tra lại thiết bị

Câu 7 :

Thí nghiệm đo tốc độ tức thời có mấy bước thực hiện?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Câu 8 :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.

  • B.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian, tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp

  • C.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian

  • D.

    Reset lại đồng hồ đo thời gian rồi tắt nguồn điện.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) tương ứng là bao nhiêu giây?

  • A.

    0,01 s

  • B.

    0,1 s

  • C.

    1 s

  • D.

    10 s

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học trong KHTN 7

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với ĐCNN là 0,001 s hoặc 0,01 s.

Câu 2 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

MODE A có công dụng là đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A.

Câu 3 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

MODE A + B có công dụng là đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 4 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào?

  • A.

    Công tắc bấm thả viên bi

  • B.

    Đồng hồ đo hiện số

  • C.

    Công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Cổng quang điện có vai trò như công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo.

Câu 5 :

Có bao nhiêu bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng?

  • A.

    7

  • B.

    8

  • C.

    9

  • D.

    10

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Các bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép:

+ Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình.

+ Bước 2: Nới vít hãm và đặt cổng quang điện E cách chân phần dốc của máng nghiêng.

+ Bước 3: Nới hai cổng quang điện E, F với hai ổ cắm A, B ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian.

+ Bước 4: Cắm nguồn điện của đồng hồ và bật công tắc nguồn đồng hồ đo thời gian hiện số, đặt MODE ở \(A \leftrightarrow B\)

+ Bước 5: Nới vít cổng quang điện, dịch chuyển đến vị trí thích hợp và vặn chặt để định vị. Đo quãng đường EF và ghi số liệu

+ Bước 6: Đặt viên bi thép lên máng nghiêng tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó

+ Bước 7: Nhấn nút RESET của đồng hồ đo thời gian hiện số để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000

+ Bước 8: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm N: viên bi lăn xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện E, F trên máng nghiêng

+ Bước 9: Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ.

+ Bước 10: Thực hiện lại các thao tác 6, 7, 8, 9 ba lần và ghi các giá trị thời gian t tương ứng với quãng đường s

=> Có 10 bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép.

Câu 6 :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý điều gì?

  • A.

    Xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm

  • B.

    Reset lại đồng hồ

  • C.

    Điều chỉnh lại cổng quang điện

  • D.

    Kiểm tra lại thiết bị

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm.

Câu 7 :

Thí nghiệm đo tốc độ tức thời có mấy bước thực hiện?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Các bước thực hiện đo tốc độ tức thời:

+ Bước 1: Nới vít cổng quang điện, dịch chuyển đến vị trí thích hợp và vặn chặt để định vị

+ Bước 2: Sử dụng thước cặp đo đường kính viên bi

+ Bước 3: Bật công tắc nguồn đồng hồ đo thời gian hiện số, đặt MODE ở A hoặc B.

+ Bước 4: Đặt viên bi thép lên máng nghiêng tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó.

+ Bước 5: Nhấn nút RESET cả đồng hồ đo thời gian hiện số để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000.

+ Bước 6: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm N: viên bi lăn xuống và chuyển động đi qua cổng điện trên máng nghiêng.

+ Bước 7: Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ

+ Bước 8: Thực hiện lại các thao tác 4, 5, 6, 7 ba lần và ghi các giá trị t

=> Có 8 bước đo tốc độ tức thời

Câu 8 :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.

  • B.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian, tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp

  • C.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian

  • D.

    Reset lại đồng hồ đo thời gian rồi tắt nguồn điện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian. Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 1 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 2 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 3 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 4 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 5 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 6 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 7 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 8 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 9 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 10 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 11 kết nối tri thức có đáp án