Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 8 Chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 10 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 3. Chuyển động biến đổi


Trắc nghiệm Bài 8. Thực hành đo gia tốc rơi tự do - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A.

    Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

  • B.

    Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • C.

    Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng

  • D.

    Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo

Câu 2 :

Ở một nơi trên trái đất  (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào:

  • A.

    Khối lượng của vật.

  • B.

    Kích thước của vật

  • C.

    Độ cao của vật

  • D.

    Cả 3 yếu tố

Câu 3 :

Chọn câu sai trong các câu sau :

  • A.

    Lực tác dụng vào vật rơi tự do là lực hút của trái đất.

  • B.

    Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi với gia tốc như nhau.

  • C.

    Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.

  • D.

    Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 4 :

Chọn câu đúng trong các câu sau :

  • A.

    Trong không khí vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B.

    Trong chân không vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • C.

    Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.

  • D.

    Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.

Câu 5 :

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi

chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là : (g = 9,8m/s 2 )

  • A.

    \(y = 4,9{t^2}\)

  • B.

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} + 196\)

  • C.

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} - 196\)

  • D.

    \(y = 4,9{\left( {t - 196} \right)^2}\)

Câu 6 :

Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng ?

  • A.

    Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B.

    Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

  • C.

    Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

  • D.

    Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 7 :

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

  • A.

    Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

  • B.

    Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.

  • C.

    Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

  • D.

    Một chiếc lá đang rơi.

Câu 8 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A.

    Thẳng đều

  • B.

    Thẳng chậm dần đều

  • C.

    Thẳng nhanh dần đều

  • D.

    Tròn đều

Câu 9 :

Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao \(80m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

Câu 9.1

Tính quãng đường vật rơi trong 0,5s đầu tiên?

  • A.

    \(2,25m\)

  • B.

    \(0,75m\)

  • C.

    \(1,25m\)

  • D.

    \(0,5m\)

Câu 9.2

Thời gian rơi khi vật chạm đất là:

  • A.

    4s

  • B.

    3s

  • C.

    5s

  • D.

    9s

Câu 10 :

Sau \(2s\) kể từ lúc giọt nước thứ \(2\) bắt đầu rơi, khoảng cách giữa \(2\) giọt nước là \(25m\). Tính xem giọt nước thứ \(2\) được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    5s

  • B.

    1s

  • C.

    2,5s

  • D.

    2s

Câu 11 :

Ở một tầng tháp cách mặt đất \(45m\), một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    \(16m/s\)

  • B.

    \(4m/s\)

  • C.

    \(2,5m/s\)

  • D.

    \(12,5m/s\)

Câu 12 :

Từ độ cao 20m, phải ném một vật thẳng đứng với vận tốc v 0 bằng bao nhiêu để vật này tới mặt đất sớm hơn 1s so với vật rơi tự do

  • A.

    \(15m/s\)

  • B.

    \(24m/s\)

  • C.

    \(12,5m/s\)

  • D.

    \(22,4m/s\)

Câu 13 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Vận tốc khi chạm đất của vật là bao nhiêu ? Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}9,8m/{s^2}\)

  • A.

    \(9m/s\)

  • B.

    \(19,6m/s\)

  • C.

    \(4,25m/s\)

  • D.

    \(6,8m/s\)

Câu 14 :

Một vật rơi từ độ cao \(45m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

Câu 14.1

Tính quãng đường vật rơi trong $2s$ cuối cùng ?

  • A.

    \(43m\)

  • B.

    \(40m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(30m\)

Câu 14.2

Tính quãng đường vật rơi sau $2s$?

  • A.

    \(4,5m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(20m\)

Câu 15 :

Một vật rơi tự do tại nơi có \(g = 10m/{s^2}\). Trong \(2\) giây cuối vật rơi được \(180m\). Tính thời gian rơi và độ cao buông vật?

  • A.

    \(10{\rm{s}};500m\)

  • B.

    \(5{\rm{s}};500m\)

  • C.

    \(12{\rm{s}};600m\)

  • D.

    \(6{\rm{s}};600m\)

Câu 16 :

Một vật được buông rơi tự do tại nơi có \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 có giá trị là:

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(15m\)

  • C.

    \(25m\)

  • D.

    \(22,4m\)

Câu 17 :

Thả rơi một vật từ độ cao \(74,8m\). Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng? Lấy \(g=9,8m/s^2\)

  • A.

    \({\rm{1s}}\) và \(0,6{\rm{s}}\)

  • B.

    \(2,02{\rm{s}}\) và \(0,57{\rm{s}}\)

  • C.

    \(2,4{\rm{s}}\) và \({\rm{1,2s}}\)

  • D.

    \(2,5{\rm{s}}\) và \({\rm{1,34s}}\)

Câu 18 :

Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B \(0,5s\). Tính khoảng cách giữa \(2\) bi sau \(2s\) kể từ lúc bi B bắt đầu rơi? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8,75m\)

  • B.

    \(20m\)

  • C.

    \(11,25m\)

  • D.

    \(9,8m\)

Câu 19 :

Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(9,5m\)

Câu 20 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s 2 . Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là:

  • A.
    45m và 20m
  • B.
    20m và 15m
  • C.
    20m và 35m
  • D.
    20m và 10m
Câu 21 :

Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2 . Biết trong 1 s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng với quãng đường rơi được trong \(\sqrt 3 s\) đầu tiên. Giá trị của h bằng

  • A.
    35m
  • B.
    30m
  • C.
    25m
  • D.
    20m
Câu 22 :

Một vật được thả rơi tự do, khi chạm đất tốc độ của vật là 30 m/s. Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống, lấy  g = 10m/s 2 . Khi tốc độ của vật là 20 (m/s) thì vật còn cách đất bao nhiêu và sau bao lâu thì vật rơi đến đất (kể từ khi tốc độ của vật là 20m/s).

  • A.
    20m; 2s
  • B.
    25m; 1s
  • C.
    20m; 1s
  • D.
    25m; 2s
Câu 23 :

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm M cách mặt đất 50m. Lấy g = 10m/s 2 . Viết phương trình chuyển động của vật khi chọn gốc toạ độ ở mặt đất và chiều dương hướng xuống?

  • A.
    \(y = 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • B.
    \(y =  - 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • C.
    \(y = 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • D.
    \(y =  - 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
Câu 24 :

Từ một đỉnh tháp người ta thả rơi tự do vật thứ nhất. Hai giây sau, ở tầng tháp thấp hơn 40 m, người ta thả rơi tự do vật thứ hai. Lấy g = 10m/s 2 . Sau bao lâu hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi?

  • A.
    1,5 s
  • B.
    2 s
  • C.
    3 s
  • D.
    2,5 s
Câu 25 :

a) Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.

b) Một giọt nước rơi tự do từ độ cao \(45m\) xuống đất. Cho \(g = 10m/{s^2}\). Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?

  • A.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, nhanh dần đều; 3s
  • B.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, chậm dần đều; 3s
  • C.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, nhanh dần đều; 9s
  • D.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, chuyển động đều; 9s
Câu 26 :

Cho bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, số 1 chỉ bộ phận nào của thí nghiệm?

  • A.

    Máng đứng, có gắn dây dọi

  • B.

    Cổng quang điện

  • C.

    Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép

  • D.

    Công tắc kép

Câu 27 :

Cho kết quả đo của thí nghiệm \(g = 9,882 \pm 0,002(m/{s^2})\). Sai số tỉ đối của phép đo là bao nhiêu?

  • A.

    0,010%

  • B.

    0,020%

  • C.

    0,030%

  • D.

    0,040%

Câu 28 :

Cho bảng số liệu sau:

Đại lượng

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Gia tốc (m/s 2 )

9,85

9,88

9,86

9,86

Cho thời gian: \(t = 1,32 \pm 0,03(s)\). Tốc độ của vật khi chạm đất là bao nhiêu?

  • A.

    \(13,01 \pm 0,01\)

  • B.

    \(13,02 \pm 0,13\)

  • C.

    \(13,02 \pm 0,31\)

  • D.

    \(13,01 \pm 0,33\)

Câu 29 :

Có bao nhiêu bước để đo gia tốc rơi tự do khi tiến hành thí nghiệm?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Câu 30 :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ nào là thích hợp nhất?

  • A.

    MODE A

  • B.

    MODE B

  • C.

    MODE A + B

  • D.

    MODE A \( \leftrightarrow \) B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A.

    Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

  • B.

    Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • C.

    Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng

  • D.

    Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Trong chân không, mọi vật đều rơi nhanh như nhau.

Câu 2 :

Ở một nơi trên trái đất  (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào:

  • A.

    Khối lượng của vật.

  • B.

    Kích thước của vật

  • C.

    Độ cao của vật

  • D.

    Cả 3 yếu tố

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở một nơi trên trái đất  (tức ở một vĩ độ xác định) => cùng g

=> Thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật

Câu 3 :

Chọn câu sai trong các câu sau :

  • A.

    Lực tác dụng vào vật rơi tự do là lực hút của trái đất.

  • B.

    Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi với gia tốc như nhau.

  • C.

    Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.

  • D.

    Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì ở những nơi khác nhau - gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau.

Câu 4 :

Chọn câu đúng trong các câu sau :

  • A.

    Trong không khí vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B.

    Trong chân không vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • C.

    Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.

  • D.

    Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vật nào có lực cản nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn

B - sai vì trong chân không, các vật rơi như nhau

C - đúng

D - sai vì ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc

Câu 5 :

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi

chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là : (g = 9,8m/s 2 )

  • A.

    \(y = 4,9{t^2}\)

  • B.

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} + 196\)

  • C.

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} - 196\)

  • D.

    \(y = 4,9{\left( {t - 196} \right)^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do: \(y = {y_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\)

+ Xác định vận tốc ban đầu \({v_0}\)

+ Xác định vị trí ban đầu của vật so với gốc tọa độ

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vật rơi không vận tốc đầu: \( \to {v_0} = 0\)

Gốc tọa độ tại O ở phía dưới A một đoạn 196m, chiều dương hướng xuống

+ Tọa độ ban đầu của vật: \({y_0} =  - 196m\)

=> Phương trình chuyển động của vật:  \(y =  - 196 + \frac{1}{2}.9,8{t^2} = 4,9{t^2} - 196\left( m \right)\)

Câu 6 :

Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng ?

  • A.

    Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B.

    Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

  • C.

    Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

  • D.

    Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Khi không có lực cản các vật đều rơi như nhau

B - đúng

C - sai vì: Các vật rơi với cùng gia tốc \(g\) như nhau tại cùng 1 nơi

D - sai vì: Vận tốc của vật chạm đất phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi

Câu 7 :

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

  • A.

    Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

  • B.

    Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.

  • C.

    Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

  • D.

    Một chiếc lá đang rơi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng định nghĩa về sự rơi tự do

Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

=> Chuyển động của một viên gạch rơi từ độ cao 3m xuống đất là chuyển động rơi tự do.

Câu 8 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A.

    Thẳng đều

  • B.

    Thẳng chậm dần đều

  • C.

    Thẳng nhanh dần đều

  • D.

    Tròn đều

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi tự do hay nói cách khác là chuyển động thẳng nhanh dần đều

Câu 9 :

Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao \(80m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

Câu 9.1

Tính quãng đường vật rơi trong 0,5s đầu tiên?

  • A.

    \(2,25m\)

  • B.

    \(0,75m\)

  • C.

    \(1,25m\)

  • D.

    \(0,5m\)

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Thay t vào biểu thức: \(y = {y_0} + \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, quãng đường vật rơi được trong 0,5s đầu tiên là: \(s = y = \frac{1}{2}g{t^2} = 5.{\left( {0,5} \right)^2} = 1,25m\)

Câu 9.2

Thời gian rơi khi vật chạm đất là:

  • A.

    4s

  • B.

    3s

  • C.

    5s

  • D.

    9s

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức : \(y = {y_0} + \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn gốc tọa độ tại vị trí ban đầu của vật, ta có:

Thời gian rơi của vật:

\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\frac{{2.80}}{{10}}}  = 4{\rm{s}}\)

Câu 10 :

Sau \(2s\) kể từ lúc giọt nước thứ \(2\) bắt đầu rơi, khoảng cách giữa \(2\) giọt nước là \(25m\). Tính xem giọt nước thứ \(2\) được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    5s

  • B.

    1s

  • C.

    2,5s

  • D.

    2s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Chọn hệ quy chiếu: gốc tọa độ, chiều chuyển động

+ Chọn gốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của 2 giọt nước

+ Giải phương trình : \({s_1} - {s_2} = \Delta s\)

Lời giải chi tiết :

+ Chọn HQC :

- Gốc tọa độ O tại vị trí rơi.

- Chiều dương hướng xuống

+ Gốc thời gian

\(t = 0\) là lúc giọt \(2\) rơi \( \to \left\{ \begin{array}{l}{t_{{0_1}}} \ne 0\\{t_{{0_2}}} = 0\end{array} \right.\)

+ Phương trình chuyển động của \(2\) giọt nước là :

\({s_1} = \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2}\) và

\({s_2} = \frac{1}{2}g{t^2}\)

+ Theo đề bài tại

\(t = 2s\) ta có : \({s_1} - {s_2} = 25m\)

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2} - \frac{1}{2}g{t^2} = 25\\ \leftrightarrow 5{\left( {2 + {t_{01}}} \right)^2} - {5.2^2} = 25\\ \leftrightarrow t_{01}^2 + 4{t_{01}} - 5 = 0\\ \to \left[ \begin{array}{l}{t_{01}} = 1\\{t_{01}} =  - 5(loai)\end{array} \right.\end{array}\)

\( \to {t_{01}} = 1s\)

Vậy giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 1s.

Câu 11 :

Ở một tầng tháp cách mặt đất \(45m\), một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    \(16m/s\)

  • B.

    \(4m/s\)

  • C.

    \(2,5m/s\)

  • D.

    \(12,5m/s\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Chọn hệ quy chiếu: Vị trí ban đầu, chiều dương

+ Chọn gốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Chọn HQC :

- O tại vị trí thả vật, chiều dương hướng xuống

+ Gốc thời gian \(t = 0\): lúc thả vật 1 \( \to \left\{ \begin{array}{l}{t_{{0_1}}} = 0\\{t_{{0_2}}} = 1s\end{array} \right.\)

+ Lập các phương trình chuyển động :

- PT của vật 1:

\({s_1} = \frac{1}{2}g{t^2} = 5{t^2}\) (1)

- PT của vật 2:

\({s_2} = {v_0}\left( {t - 1} \right) + \frac{1}{2}g{\left( {t - 1} \right)^2} = {v_0}\left( {t - 1} \right) + 5{\left( {t - 1} \right)^2}\)  (2)

Ta có:

+ Thời gian vật 1 chuyển chạm đất là: \({s_1} = 5{t^2} = 45 \to t = \sqrt {\frac{{45}}{5}}  = 3{\rm{s}}\)

+ Mặt khác, vật 1 và vật 2 chạm đất cùng lúc, thay \(t = 3{\rm{s}}\) vào phương trình (2), ta được:

\(\begin{array}{l}{v_0}\left( {3 - 1} \right) + 5{\left( {3 - 1} \right)^2} = 45\\ \leftrightarrow 2{v_0} + 20 = 45\\ \to {v_0} = 12,5m/s\end{array}\)

Câu 12 :

Từ độ cao 20m, phải ném một vật thẳng đứng với vận tốc v 0 bằng bao nhiêu để vật này tới mặt đất sớm hơn 1s so với vật rơi tự do

  • A.

    \(15m/s\)

  • B.

    \(24m/s\)

  • C.

    \(12,5m/s\)

  • D.

    \(22,4m/s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật

- Khi bị ném

- Khi rơi tự do

+ Vận dụng biểu thức: \({\rm{s}} = {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Các phương trình chuyển động:

+ PT chuyển động rơi tự do: \({s_1} = \frac{1}{2}g{t^2} = 5{t^2}\) (1)

+ PT chuyển động khi vật bị ném: \({s_2} = {v_0}t' + \frac{1}{2}gt{'^2} = {v_0}t + 5t{'^2}\)  (2)

Ta có, thời gian vật rơi tự do chạm đất:\({s_1} = 5{t^2} = 20 \to t = 2{\rm{s}}\)

Theo đề : \(t - t' = 1 \to t' = 1{\rm{s}}\)

Thay vào (2) ta được : \(20 = 5 + {v_0} \to {v_0} = 15m/s\)

Câu 13 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Vận tốc khi chạm đất của vật là bao nhiêu ? Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}9,8m/{s^2}\)

  • A.

    \(9m/s\)

  • B.

    \(19,6m/s\)

  • C.

    \(4,25m/s\)

  • D.

    \(6,8m/s\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do: \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

+ Vận dụng phương trình vận tốc của vật rơi tự do: \(v = gt\)

Lời giải chi tiết :

+ Phương trình của chuyển động rơi tự do: \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} = 4,9{t^2}\)

+ Phương trình vận tốc của vật: \(v = {v_o} + gt = 9,8t\)

+ Khi vật chạm đất: \(s = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} = 19,6 \Rightarrow t = 2\left( s \right)\)

Vận tốc của vật khi chạm đất là: \(v = gt = 9,8t = 9,8.2 = 19,6m/s\)

Câu 14 :

Một vật rơi từ độ cao \(45m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

Câu 14.1

Tính quãng đường vật rơi trong $2s$ cuối cùng ?

  • A.

    \(43m\)

  • B.

    \(40m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(30m\)

Đáp án: B

Phương pháp giải :

+ Tính thời gian vật vật chạm đất : \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

+ Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

+ Xác định quãng đường vật đi được trong n(s) cuối : \(\Delta S = {S_t} - {S_{t - n}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Thời gian vật đi hết quãng đường \(45m\) là: \(S = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 45 \Rightarrow {t^2} = \dfrac{{45.2}}{{10}} \Rightarrow t = 3\left( s \right)\)

Quãng đường vật đi được trong \(1s\) đầu là: \({s_1} = \dfrac{1}{2}g{t^2} = \dfrac{1}{2}{10.1^2} = 5m\)

+ Trong \(2\left( s \right)\) cuối cùng quãng đường vật đi được là:\(\Delta S = 45 - {s_1} = 45 - 5 = 40m\)

Câu 14.2

Tính quãng đường vật rơi sau $2s$?

  • A.

    \(4,5m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(20m\)

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2}\)

=> Sau \(2\left( s \right)\) quãng đường vật đi được là:

\(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 10.\dfrac{{{2^2}}}{2} = 20\left( m \right)\)

Câu 15 :

Một vật rơi tự do tại nơi có \(g = 10m/{s^2}\). Trong \(2\) giây cuối vật rơi được \(180m\). Tính thời gian rơi và độ cao buông vật?

  • A.

    \(10{\rm{s}};500m\)

  • B.

    \(5{\rm{s}};500m\)

  • C.

    \(12{\rm{s}};600m\)

  • D.

    \(6{\rm{s}};600m\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Trong \(2\left( s \right)\) cuối cùng quãng đường vật đi được là \(180{\rm{ }}m\) ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta S = {S_t} - {S_{t - 2}} \\= 180 = \dfrac{{g{t^2}}}{2} - \dfrac{{g.{{\left( {t - 2} \right)}^2}}}{2} \\\Rightarrow {t^2} - {\left( {t - 2} \right)^2} = 36\\ \Rightarrow 4t -4 = 36 \Rightarrow t = 10\left( s \right)\end{array}\)

+ Độ cao buông vật là: \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2}\) $= 500 m$

Câu 16 :

Một vật được buông rơi tự do tại nơi có \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 có giá trị là:

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(15m\)

  • C.

    \(25m\)

  • D.

    \(22,4m\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(S = \frac{1}{2}g{t^2}\)

+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ n : \(\Delta S = {S_n} - {S_{n - 1}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là : \(S = \frac{{g{t^2}}}{2}\)

+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 là: \(\Delta S = {S_3} - {S_2} = \frac{{{{10.3}^2}}}{2} - \frac{{{{10.2}^2}}}{2} = 25m\)

Câu 17 :

Thả rơi một vật từ độ cao \(74,8m\). Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng? Lấy \(g=9,8m/s^2\)

  • A.

    \({\rm{1s}}\) và \(0,6{\rm{s}}\)

  • B.

    \(2,02{\rm{s}}\) và \(0,57{\rm{s}}\)

  • C.

    \(2,4{\rm{s}}\) và \({\rm{1,2s}}\)

  • D.

    \(2,5{\rm{s}}\) và \({\rm{1,34s}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

+ Tính thời gian vật rơi hết quãng đường : \(t = \sqrt {\dfrac{{2{\rm{s}}}}{g}} \)

Lời giải chi tiết :

Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là: \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2}\)

+ Thời gian vật đi hết quãng đường \(74,8m\) là:

\(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} \Rightarrow 74,8 = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} \\\Rightarrow t = 3,91\left( s \right)\)

+ Thời gian để vật đi hết 20m đầu là:

\(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 20 \Rightarrow {t^2} = \dfrac{{20.2}}{{9,8}} \\\Rightarrow t = 2,02\left( s \right)\)

+ Công thức tính quãng đường vật đi trong \(20m\) cuối là: \(74,8 - \dfrac{{{gt^2}}}{2} = 20 \\\Rightarrow \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 54,8 \\\Rightarrow t = 3,34\left( s \right)\)

Thời gian để vật đi hết \(20m\) cuối là \(3,91{\rm{ }}-{\rm{ }}3,34{\rm{ }} = {\rm{ }}0,57{\rm{ }}\left( s \right)\)

Câu 18 :

Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B \(0,5s\). Tính khoảng cách giữa \(2\) bi sau \(2s\) kể từ lúc bi B bắt đầu rơi? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8,75m\)

  • B.

    \(20m\)

  • C.

    \(11,25m\)

  • D.

    \(9,8m\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Sau \(2{\rm{ }}\left( s \right)\) viên bi B đi được quãng đường là: \({s_{{B_{}}}} = g\dfrac{{{t^2}}}{2} = 10.\dfrac{{{2^2}}}{2} = 20\left( m \right)\)

Vì viên bi A rơi sau viên bi B \(0,5s\) nên quãng đường viên bi A đi được sau \(2s\) là:

\({s_{{A_{}}}} = g\dfrac{{{t^2}}}{2} = 10.\dfrac{{1,{5^2}}}{2} = 11,25\left( m \right)\)

+ Sau \(2s\) khoảng cách giữa hai viên bi là: \(\Delta s = {s_B} - {s_A} = 20 - 11,25 = 8,75\left( m \right)\)

Câu 19 :

Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A.

    \(8m\)

  • B.

    \(10m\)

  • C.

    \(15m\)

  • D.

    \(9,5m\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử giọt thứ nhất rơi trước giọt thứ 2, khi đó ta có sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s thì giọt thứ nhất rơi được 2s

Vậy khoảng cách giữa chúng khi giọt thứ 2 rơi được 1s là: \(\Delta s = {s_1} - {s_2} = \frac{{g{t_1}^2}}{2} - \frac{{g.{t_2}^2}}{2} = 10.\frac{{{2^2}}}{2} - 10.\frac{{{1^2}}}{2} = 15\left( m \right)\)

Câu 20 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s 2 . Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là:

  • A.
    45m và 20m
  • B.
    20m và 15m
  • C.
    20m và 35m
  • D.
    20m và 10m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quãng đường vật rơi trong  n giây : \({s_{t = n}} = \dfrac{1}{2}g.{n^2}\)

Quãng đường vật rơi trong giây thứ n:

\({s_n} = {s_{t = n}} - {s_{t = n - 1}} = \dfrac{1}{2}g.{n^2} - \dfrac{1}{2}g.{\left( {n - 1} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}h = 80m\\g = 10m/{s^2}\end{array} \right.\)

Quãng đường vật rơi trong 2s là :

\({s_{t = 2}} = \dfrac{1}{2}g.{t^2} = \dfrac{1}{2}{.10.2^2} = 20m\)

Quãng đường vật rơi trong giây thứ hai là:

\({s_2} = {s_{t = 2}} - {s_{t = 1}} = \dfrac{1}{2}{.10.2^2} - \dfrac{1}{2}{.10.1^2} = 15m\)

Câu 21 :

Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2 . Biết trong 1 s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng với quãng đường rơi được trong \(\sqrt 3 s\) đầu tiên. Giá trị của h bằng

  • A.
    35m
  • B.
    30m
  • C.
    25m
  • D.
    20m

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do trong thời gian t giây:

\(s = \frac{1}{2}.g.{t^2}\)

Trong giây cuối cùng quãng đường vật đi được là

\({S_c} = h - \frac{1}{2}.g.{({t_h} - 1)^2}\)

với t h là thời gian vật rơi chạm đất:

\({t_h} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết :

Quãng đường đi được của vật rơi tự do trong thời gian \(\sqrt{3}s\)đầu tiên

\(s=\frac{1}{2}.g.{{t}^{2}}=\frac{1}{2}.g.3=1,5g\)

Trong giây cuối cùng quãng đường vật đi được là

\({{S}_{c}}=h-\frac{1}{2}.g.{{({{t}_{h}}-1)}^{2}}\)

với \({{t}_{h}}\) là thời gian vật rơi chạm đất:  \({{t}_{h}}=\sqrt{\frac{2h}{g}}\text{ }\)

Vậy ta có: \({{S}_{c}}=h-\frac{1}{2}.g.{{\left( \sqrt{\frac{2h}{g}}-1 \right)}^{2}}=\sqrt{2gh}-\frac{1}{2}g\)

Mà  \(s={{S}_{c}}\) nên ta có:

\(\sqrt{2gh}-0,5g=1,5g\Leftrightarrow \sqrt{2gh}=2g\Leftrightarrow h=2g=20m\)

Câu 22 :

Một vật được thả rơi tự do, khi chạm đất tốc độ của vật là 30 m/s. Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống, lấy  g = 10m/s 2 . Khi tốc độ của vật là 20 (m/s) thì vật còn cách đất bao nhiêu và sau bao lâu thì vật rơi đến đất (kể từ khi tốc độ của vật là 20m/s).

  • A.
    20m; 2s
  • B.
    25m; 1s
  • C.
    20m; 1s
  • D.
    25m; 2s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức:

- Thời gian từ lúc rơi đến khi chạm đất: v = g.t

- Độ cao lúc thả vật:\(h = \frac{{g.{t^2}}}{2}\)

- Công thức độc lập với thời gian:

\(v_{^1}^2 - v_0^2 = 2g{h_1}\)

- Công thức vận tốc v = gt

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt:

Tốc độc của vật khi chạm đất: \({{v}_{cd}}~=30m/s\)

Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống,  g = 10m/s 2 .

Khi v = 20 (m/s) thì vật còn cách đất bao nhiêu và sau bao lâu thì vật rơi đến đất (kể từ khi tốc độ của vật là 20m/s).

Giải:

+ Thời gian từ lúc rơi đến khi chạm đất: \(v=g.t\Rightarrow t=3(s)\)

+ Độ cao lúc thả vật: \(h=\frac{g.{{t}^{2}}}{2}\Rightarrow h=45(m)\)

+ Khi tốc độ v 1 = 20 m/s, ta có: \(v_{1}^{2}=2g{{h}_{1}}\Rightarrow {{h}_{1}}=20(m)\)

→ Vật cách mặt đất một đoạn: \(\Delta h=h-{{h}_{1}}=45-20=25(m)\)

+ Thời gian từ lúc thả đến khi vật đạt tốc độ là 20m/s là t 1 :

\({{v}_{1}}=g.{{t}_{1}}\Rightarrow {{t}_{1}}=2(s)\Rightarrow {{t}_{2}}=t-{{t}_{1}}=1(s)\)

Câu 23 :

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm M cách mặt đất 50m. Lấy g = 10m/s 2 . Viết phương trình chuyển động của vật khi chọn gốc toạ độ ở mặt đất và chiều dương hướng xuống?

  • A.
    \(y = 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • B.
    \(y =  - 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • C.
    \(y = 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
  • D.
    \(y =  - 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương trình chuyển động của vật có dạng tổng quát: \(y = {y_0} + {v_0}\left( {t - {t_0}} \right) + \frac{1}{2}a.{\left( {t - {t_0}} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn gốc thời gian là lúc thả rơi vật. Gốc toạ độ ở mặt đất và chiều dương hướng xuống

Phương trình chuyển động của vật có dạng : \(y = {y_0} + {v_0}\left( {t - {t_0}} \right) + \frac{1}{2}a.{\left( {t - {t_0}} \right)^2}\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_0} = {y_M} =  - 50m\\{v_0} = 0\\{t_0} = 0\\a = g = 9,8m/{s^2}\end{array} \right. \Rightarrow y =  - 50 + \frac{1}{2}.10.{t^2} \Rightarrow y =  - 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)

Câu 24 :

Từ một đỉnh tháp người ta thả rơi tự do vật thứ nhất. Hai giây sau, ở tầng tháp thấp hơn 40 m, người ta thả rơi tự do vật thứ hai. Lấy g = 10m/s 2 . Sau bao lâu hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi?

  • A.
    1,5 s
  • B.
    2 s
  • C.
    3 s
  • D.
    2,5 s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương trình chuyển động dạng tổng quát:  \(y = {y_0} + {v_0}\left( {t - {t_0}} \right) + \frac{1}{2}a{\left( {t - {t_0}} \right)^2}\)

Hai vật gặp nhau: y 1 = y 2

Lời giải chi tiết :

Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại đỉnh tháp, chiều dương hướng xuống.

Chọn gốc thời gian là lúc vật thứ nhất được thả rơi.

Phương trình chuyển động của vật (1): \({y_1} = {y_{01}} + {v_{01}}\left( {t - {t_{01}}} \right) + \frac{1}{2}{a_1}{\left( {t - {t_{01}}} \right)^2}\)

Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_{01}} = 0\\{v_{01}} = 0\\{t_{01}} = 0\\{a_1} = g = 10m/{s^2}\end{array} \right. \Rightarrow {y_1} = 5{t^2}\,\,\,\left( m \right)\)

Phương trình chuyển động của vật (2): \({y_2} = {y_{02}} + {v_{02}}\left( {t - {t_{02}}} \right) + \frac{1}{2}{a_2}{\left( {t - {t_{02}}} \right)^2}\)

Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_{02}} = 40m\\{v_{02}} = 0\\{t_{02}} = 2s\\{a_2} = g = 10m/{s^2}\end{array} \right. \Rightarrow {y_2} = 40 + 5{\left( {t - 2} \right)^2}\,\,\,\left( m \right)\)

Hai vật chạm nhau (gặp nhau): \({y_1} = {y_2} \Leftrightarrow 5{t^2} = 40 + 5{\left( {t - 2} \right)^2} \Rightarrow t = 3s\)

Sau 3s hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi

Câu 25 :

a) Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.

b) Một giọt nước rơi tự do từ độ cao \(45m\) xuống đất. Cho \(g = 10m/{s^2}\). Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?

  • A.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, nhanh dần đều; 3s
  • B.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, chậm dần đều; 3s
  • C.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, nhanh dần đều; 9s
  • D.
    Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, chuyển động đều; 9s

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng lí thuyết “Bài 4: Sự rơi tự do” – Trang 24 – SGK Vật Lí 10.

+ Thời gian vật rơi tự do: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết :

a) Các đặc điểm của sự rơi tự do:

+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng.

+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều

b) Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là:

\(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\dfrac{{2.45}}{{10}}}  = 3s\)

Câu 26 :

Cho bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, số 1 chỉ bộ phận nào của thí nghiệm?

  • A.

    Máng đứng, có gắn dây dọi

  • B.

    Cổng quang điện

  • C.

    Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép

  • D.

    Công tắc kép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Số 1 chỉ bộ phận: máng đứng, có gắn dây dọi.

Câu 27 :

Cho kết quả đo của thí nghiệm \(g = 9,882 \pm 0,002(m/{s^2})\). Sai số tỉ đối của phép đo là bao nhiêu?

  • A.

    0,010%

  • B.

    0,020%

  • C.

    0,030%

  • D.

    0,040%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(\begin{array}{l}g = \overline g  \pm \Delta g\\\delta g = \frac{{\Delta g}}{{\overline g }}.100\% \end{array}\)

Lời giải chi tiết :

\(\delta g = \frac{{\Delta g}}{{\overline g }}.100\%  = \frac{{0,002}}{{9,882}}.100\%  \approx 0,020\% \)

Câu 28 :

Cho bảng số liệu sau:

Đại lượng

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Gia tốc (m/s 2 )

9,85

9,88

9,86

9,86

Cho thời gian: \(t = 1,32 \pm 0,03(s)\). Tốc độ của vật khi chạm đất là bao nhiêu?

  • A.

    \(13,01 \pm 0,01\)

  • B.

    \(13,02 \pm 0,13\)

  • C.

    \(13,02 \pm 0,31\)

  • D.

    \(13,01 \pm 0,33\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Biểu thức tính tốc độ của vật trong rơi tự do: v = g.t

- Vận dụng lí thuyết tính sai số trong bài 3 sgk vật lí 10.

Lời giải chi tiết :

\(\overline v  = \overline g .t = 9,86.1,32 = 13,02(m/s)\)

Sai số:

\(\begin{array}{l}\overline {\Delta g}  = \frac{{\Delta {g_1} + \Delta {g_2} + \Delta {g_3}}}{3} = \frac{{0,01 + 0,02 + 0}}{3} = 0,01(m/{s^2})\\\delta g = \frac{{\overline {\Delta g} }}{{\overline g }}.100\%  = \frac{{0,01}}{{9,86}}.100\%  = 0,1\% \\\delta t = \frac{{\overline {\Delta t} }}{t}.100\%  = \frac{{0,03}}{{1,32}}.100\%  = 2,3\% \\\delta v = \delta g + \delta t = 0,1\%  + 2,3\%  = 2,4\% \\\Delta v = \delta v.\overline v  = 2,4\% .13,02 = 0,31\\ \Rightarrow v = 13,02 \pm 0,31(m/s)\end{array}\)

Câu 29 :

Có bao nhiêu bước để đo gia tốc rơi tự do khi tiến hành thí nghiệm?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Các bước tiến hành thí nghiệm:

+ B1: Cắm nam châm điện vào ổ A và cổng quang điện vào ổ B ở mặt sai của đồng hồ đo thời gian hiện số

+ B2: Đặt MODE đồng hồ đo thời gian hiện số ở chế độ thích hợp

+ B3: Đặt trụ thép tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện và bị giữ lại ở đó

+ B4: Nhấn nút RESET của đồng hồ MC964 để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000

+ B5: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm điện: Trụ thép rơi xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện.

+ B6: Ghi lại các giá rị thời gian hiển thị trên đồng hồ

+ B7: Dịch chuyển cổng quang điện ra xa dần nam châm điện, thực hiện lại các thao tác 3, 4, 5, 6 bốn lần nữa. Ghi lại các giá trị thời gian t tương ứng với quãng đường s.

=> Có 7 bước tiến hành thí nghiệm

Câu 30 :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ nào là thích hợp nhất?

  • A.

    MODE A

  • B.

    MODE B

  • C.

    MODE A + B

  • D.

    MODE A \( \leftrightarrow \) B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ MODE A \( \leftrightarrow \) B để đo thời gian vật đi qua hai cổng quang điện.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 3 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 4 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 5 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 6 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 9 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 11 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 12 Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 13 Chân trời sáng tạo có đáp án