Về bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Hồ Chí Minh
Bài thơ không có trong tập Nhật kí trong tù, nhưng vẫn nhất quán trong một phong cách nghệ thuật, nên có thể xem như bài thơ khép lại của cả tập.
Đề bài
Về bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Hồ Chí Minh
Lời giải chi tiết
DÀN BÀI
Bài thơ không có trong tập Nhật kí trong tù , nhưng vẫn nhất quán trong một phong cách nghệ thuật, nên có thể xem như bài thơ khép lại của cả tập.
1. Bút pháp cổ điển
- Đề tài của bài thơ: “Đăng sơn, ức hữu” (lên núi, nhớ bạn), một đề - quen thuộc của thơ ca cổ điển phương Đông.
- Điểm nhìn thiên nhiên từ trên cao nhìn ra xa và nhìn xuống, bao quát cả một không gian rộng lớn: mây trời, núi non, sông nước. Hình ảnh “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân” miêu tả sự quấn quýt, hoà quyện giữa mây núi, sông nước... Đây cũng là một nét quen thuộc trong cách cảm thụ về thiên nhiên của Bác (mây núi, trăng sao...). Tiếp theo là một câu thơ khắc hoạ hình ảnh của một bậc hiền triết ung dung, nhàn tản đi giữa mây trời.
2. Bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, gợi hơn là tả, gọi ra linh hồn: tạo vật
Cảnh hùng vĩ của núi non, một dòng sông tinh khiết (tịnh vô trần).
- Câu thơ thứ hai là một câu thơ tả thực, nói về vẻ đẹp của một dòng sông đầy ánh sáng và trong sạch. Nhưng nó còn hàm chứa một ý: Bác tự nói về mình bằng một sự khẳng định pha chút tự hào, rằng Bác vẫn giữ trọn khí tiết người Cộng sản (Lòng sông gương sáng bụi không mờ).
- Cảm xúc ”bồi hồi” trong tâm hồn Bác vì niềm vui được trả tự do, vì nỗi nhớ, nỗi mong đau đáu hướng về các đồng chí của mình và Tổ quốc. “Bồi hồi độc bộ”, là một hình ảnh thể hiện chiều sâu tâm trạng để: “Dao vọng Nam thiên ức cố nhân".
- Thực tế Bác phải lê từng bước chân để tập đi. Nhưng trong thơ, hình ảnh Bác thật ung dung, sang trọng. Bác đã vượt lên đau đớn về thể chất, rèn luyện sức khoẻ, sức nhìn để mau chóng trở về Tổ quốc. Đó là một nghị lực phi thường,
- Một tinh thần thép vĩ đại ở con người Bác được thể hiện trong hồn thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.