Về bài thơ Tràng giang của Huy Cận - Ngữ Văn 12
Hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng thường mang một nỗi sầu “ảo não” bao trùm khắp không gian vũ trụ.
Đề bài
Về bài thơ Tràng giang của Huy Cận - Ngữ Văn 12
Lời giải chi tiết
DÀN BÀI
1. Mở bài
Hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng thường mang một nỗi sầu “ảo não” bao trùm khắp không gian vũ trụ. Nỗi sầu đã chi phối mạnh mẽ tâm hồ thi nhân, thôi thúc nhà thơ viết nên những vần thơ thật đẹp, song cũng thật buồn. Tràng Giang được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng.
2. Thân bài
1) Hình ảnh dòng Tràng giang
a. Một dòng sông mênh mông vô tận và buồn bã
- Nhà thơ đặc tả con sông bằng hình ảnh của muôn ngàn con sóng nhỏ, lăn tăn "gợn”, cứ gối nhau, nối nhau. Những con sóng cũng như mang tâm trạng “buồn điệp điệp”. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền trôi xuôi hờ hững, chậm rãi, vẻ uể oải, phụ hoạ vào cái buồn bã của sóng. Dòng sông đã buồn giờ lại càng thêm sầu não “sầu trăm ngả”.
- Hình ảnh “củi một cành khô “trôi trên dòng sông. Trước hết phải hiểu đây là một chi tiết tả thực trong một câu thơ có phép đối: một và mấy, chỉ một cành củi khô mà trôi dạt, lạc lõng, vô phương hướng ở giữa “mấy dòng”, khiến ta liên tưởng đến tình cảnh những kiếp người bé nhỏ, bơ vơ nơi trần thế.
Có thể nói, hình ảnh dòng sông qua cái nhìn của nhà thơ hiện lên trong rộng dài và tận, bao la với tất cả vẻ buồn bã vốn có của nó.
b. Một dòng sông hoang vắng và quạnh hiu
- Không gian nơi mặt đất: cồn đất lơ thơ, gió đìu hiu, không có tiếng người vẳng lên từ những phiên chợ chiều, không có một cây cầu qua sông... Tất cả gợi lên sự hoang vắng, đìu hiu.
- Không gian trên cao: Nắng xuống, trời lên sâu chót vót. Không gian như có chuyển động, như thể nắng xuống tới đầu, bầu trời được đẩy cao dần lên chừng ấy. Câu thơ diễn tả thật chính xác các chuyển động và chiều của không gian. Từ “sâu”được xem như là một sáng tạo của tác giả.
- Dòng sông chảy trôi lặng lẽ:
... Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
.... Bèo dạt về đâu hàng nổi hàng
... Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Một dòng sông như tự thuở khai thiên lập địa đến giờ vẫn thế. Cái vĩnh hằng của không gian. Hình ảnh con sông thật đẹp, nhưng cũng thật hiu hắt.
c. Hình ảnh con người
- Trong không gian “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” đó, con người cảm thấy mình bé nhỏ, rợn ngợp.
- Trên nền không gian lớn lao ấy một cánh chim nghiêng nhỏ nhoi, có phần côi cút khiến người trong cảnh cảm thấy chạnh lòng.
- Hai câu thơ cuối cùng bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ nhà của người trong cảnh. Câu thơ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” khiến ta không thể không liên tưởng đến hai câu thơ Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bỏng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Ở Huy Cận, nỗi nhớ này hẳn là của một tâm hồn cảm thấy chống chếnh không còn tự tin ở chính mình nữa, bỗng cần phải tìm về nơi nương tựa của tân hồn: gia đình. Chữ dợn dợn vừa mang hình thể của các con sóng, đổng thời gợi lên cảm giác bất an.
2) Cảm thức không gian và nỗi khao khát tình người
- Không gian vũ trụ được xem như một niềm khắc khoải thường trực trong hồn thơ Huy Cận. Nói về một không gian “cô liêu”, có phần rợn ngợp, cũng là bộc lộ một nỗi sầu, nỗi cô đơn không được chia sẻ
- Đằng sau nỗi sầu muộn đó, là một khao khát hơi ấm tình người, tình nhà tình quê. Đây là mội khao khát bình dị và đầy chất nhân văn.
3. Kết bài
Có một tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà thâm thía. “Tràng giang” là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước do đó cũng dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc” (Xuân Diệu).