Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá – SGK Giáo dục thể chất 12 – Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải giáo dục thể chất 12, giải gdtc 12, giải thể dục 12 kết nối tri thức Chủ đề 1. Những vấn đề chung


Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá – SGK Giáo dục thể chất 12 – Kết nối tri thức

Trong thi đấu bóng đá, cầu thủ nào được phép thực hiện quả đá phạt đền?

Đề bài

Câu 1 (Trang 26, SGK GDTC 12):

Đề bài: Trong thi đấu bóng đá, cầu thủ nào được phép thực hiện quả đá phạt đền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kỹ phần 1a. Một số điều luật trong thi đấu bóng đá - Quả phạt đền (SGK trang 19, 20)

- Chỉ ra được cầu thủ nào được phép thực hiện quả đá phạt đền trong mỗi trường hợp.

Lời giải chi tiết

- Cầu thủ vi phạm một trong mười lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp, vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình và lúc bóng đang trong cuộc, đội bóng đó sẽ bị phạt quả phạt đền.

Nếu sau khi trọng tài ra hiệu còi cho thực hiện quả phạt đền và trước khi bóng vào cuộc, một trong những vi phạm sau xảy ra:

- Cầu thủ đá phạt đền vi phạm luật thi đấu:

+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.

+ Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

+ Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng thủ, thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm.

- Thủ môn vi phạm luật thi đấu:

+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.

+ Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.

+ Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

- Đồng đội của cầu thủ đá phạt vi phạm luật thi đấu:

+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.

+ Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

+ Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng thủ, thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm.

- Đồng đội của thủ môn vi phạm luật thi đấu:

+ Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.

+ Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.

+ Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

- Cầu thủ của cả đội phòng thủ và đội tấn công vi phạm luật thi đấu: Quả phạt được thực hiện lại. Nếu sau khi quả phạt đền đã được thực hiện:

+ Cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

+ Cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

+ Nếu một người ngoài cuộc chạm bóng khi bóng đang di chuyển về phía trước: quả phạt được thực hiện lại.

+ Nếu bóng bật lại từ thủ môn, xà ngang hoặc cột dọc bật trở lại sân thi đấu và sau đó chạm người ngoài cuộc:

_ Trọng tài cho dừng trận đấu.

_ Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả thả bóng chạm đất tại vị trí khi bóng chạm người ngoài cuộc, trừ khi bóng chạm người ngoài cuộc trong khu cầu môn. Trong trường hợp này, trọng tài thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần nhất với nơi có bóng khi trận đấu bị dừng lại.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Kĩ thuật đánh cầu cao trái tay
Bài 2: Kỹ thuật phát bóng cao tay nghiêng mình
Bài 2: Một số điều luật thi đấu và phương pháp trọng tài môn bóng chuyền
Bài 2: Một số điều luật thi đấu; phương pháp trọng tài cầu lông
Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng rổ 3x3 và phương pháp trọng tải
Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá – SGK Giáo dục thể chất 12 – Kết nối tri thức
Bài 2: Phối hợp di chuyển chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt
Bài 3: Chiến thuật đánh cầu phòng thủ trong thi đấu đôi
Bài 3: Kĩ thuật chuyền bóng một tay trên cao
Bài 3: Phối hợp kĩ thuật di chuyển lùi bật nhảy đập cầu thuật tay
Bài 3: Phối hợp kĩ thuật di chuyển tiến chéo bên phải bỏ nhỏ thuận tay