Bài 3. 15 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán 11 cùng khám phá Bài tập cuối chương 3 Toán 11 Cùng khám phá


Bài 3.15 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá

Vị trí ban đầu của một chất điểm trên trục \(Ox\) cách gốc tọa độ \(50cm\) về phía phải. Nó bắt đầu chuyển động trên trục \(Ox\) theo hướng dương.

Đề bài

Vị trí ban đầu của một chất điểm trên trục \(Ox\) cách gốc tọa độ \(50cm\) về phía phải. Nó bắt đầu chuyển động trên trục \(Ox\) theo hướng dương. Giây đầu tiên nó di chuyển được \(40cm\), giây thứ hai được \(20cm...\), cứ mỗi giấy tiếp theo nó di chuyển một đoạn bằng \(\frac{1}{2}\) đoạn đường đi được trong giây ngay trước đó.

a) Tính khoảng cách từ gốc \(O\) đến chất điểm sau \(5\) giây.

b) Tại thời điểm nào kể từ lúc bắt đầu chuyện động, chất điểm cách \(O\) một khoảng \(135cm\)? Giả thiết rằng chuyển động của chất điểm không bao giờ chấm dứt.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tổng của cấp số nhân là \({S_n} = {u_1}.\frac{{1 - {q^n}}}{{1 - q}}\)

Tổng cấp số nhân lùi vô hạn là \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - q}}\) với \(\left| q \right| < 1\)

Khoảng cách từ gốc \(O\) đến chất điểm sau 5 giây chính là tổng của 5 số hạng đầu tiên của cấp số nhân.

Lời giải chi tiết

a) Dựa vào dữ kiện bài toán ta thấy đoạn đường di chuyển mỗi dây của chất điểm chính là các số hạng của 1 cấp số nhân có \({u_1} = 40\) và \(q = \frac{1}{2}\)

Khi đó khoảng cách từ gốc \(O\) đến chất điểm sau 5 giây chính là

\({S_5} = {u_1} + {u_2} + {u_3} + {u_4} + {u_5} = 40 + 20 + 10 + 5 + \frac{5}{2} = 40.\frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^5}}}{{1 - \frac{1}{2}}} = 77,5\,\,cm\)

b) Áp dụng công thức tính tổng của cấp số nhân là \({S_n} = {u_1}.\frac{{1 - {q^n}}}{{1 - q}}\) với \({u_1} = 40\) và \(q = \frac{1}{2}\), ta có: \({S_n} = 40.\frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{{1 - \frac{1}{2}}} = 80\left( {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}} \right)\)

Cách 1: Chất điểm cách gốc O một đoạn bằng 135 \(cm\) tức là \({S_n} = 135\)

Suy ra: \(80\left( {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}} \right) = 135 \Leftrightarrow 1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n} = \frac{{17}}{{16}} \Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n} =  - \frac{{11}}{{16}}\) vô lí

Vậy chất điểm không cách \(O\) một khoảng 135 cm

Cách 2: Ta có \(\lim \,{S_n} = \lim 80\left( {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}} \right) = 80\) do đó chất điểm chỉ cách gốc \(O\) một khoảng xa nhất là 80 cm nên chất điểm không bao giờ cách O một khoảng 135 cm


Cùng chủ đề:

Bài 3. 10 trang 74 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 11 trang 79 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 12 trang 79 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 13 trang 79 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 14 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 15 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 16 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 17 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 18 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 19 trang 80 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá
Bài 3. 20 trang 81 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá