Bài 34 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai


Bài 34 trang 56 SGK Toán 9 tập 2

Giải các phương trình trùng phương:

Giải các phương trình trùng phương:

LG a

\({x^4}-{\rm{ }}5{x^2} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Phương pháp giải:

Phương pháp giải phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

Đặt \({x^2} = t\left( {t \ge 0} \right)\) khi đó phương trình đã cho trở thành \(a{t^2} + bt + c = 0\) giải phương trình bậc 2 ẩn t sau đó đối chiếu với điều kiện \(t \ge 0\) rồi tìm \(x\)

Lời giải chi tiết:

\({x^4}-{\rm{ }}5{x^2} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }}(t \ge {\rm{ }}0\)), phương trình trở thành: \({t^2}-{\rm{ }}5t{\rm{ }} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0; a + b + c = 1 + (-5) + 4 = 0 , \) nên phương trình có 2 nghiệm:

\({\rm{ }}{t_1} = {\rm{ }}1,{\rm{ }}{t_2} = {\rm{ }}4\) (thỏa mãn)

Với t = 1 ta có: \({x^2} = 1 \Leftrightarrow x =  \pm 1\)

Với t = 4 ta có: \({x^2} = 4 \Leftrightarrow x =  \pm 2\)

Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt \(x=\pm 1;x=\pm2\)

LG b

\(2{x^4}-{\rm{ }}3{x^2}-{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Phương pháp giải:

Phương pháp giải phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

Đặt \({x^2} = t\left( {t \ge 0} \right)\) khi đó phương trình đã cho trở thành \(a{t^2} + bt + c = 0\) giải phương trình bậc 2 ẩn t sau đó đối chiếu với điều kiện \(t \ge 0\) rồi tìm \(x\)

Lời giải chi tiết:

\(2{x^4}-{\rm{ }}3{x^2}-{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}0\).

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }} (t \ge {\rm{ }}0\)), phương trình trở thành: \(2{t^2}{\rm{  - }}3t{\rm{  - }}2 = 0\) (2)

\(\Delta  = {\left( { - 3} \right)^2} - 4.2.\left( { - 2} \right) = 25 > 0 \Rightarrow \sqrt \Delta   = 5\)

Khi đó phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt là: \({t_1} = \dfrac{{ - \left( { - 3} \right) - 5}}{{2.2}} = \dfrac{{ - 1}}{2}\) (loại vì không thỏa mãn điều kiện); \({t_2} = \dfrac{{ - \left( { - 3} \right) + 5}}{{2.2}} = 2\left( {tm} \right)\)

Với \(t = 2 \Leftrightarrow {x^2} = 2 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 2 \)

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt \(x =  \pm \sqrt 2 \)

LG c

\(3{x^4} + {\rm{ }}10{x^2} + {\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Phương pháp giải:

Phương pháp giải phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

Đặt \({x^2} = t\left( {t \ge 0} \right)\) khi đó phương trình đã cho trở thành \(a{t^2} + bt + c = 0\) giải phương trình bậc 2 ẩn t sau đó đối chiếu với điều kiện \(t \ge 0\) rồi tìm \(x\)

Lời giải chi tiết:

\(3{x^4} + {\rm{ }}10{x^2} + {\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }} (t \ge {\rm{ }}0\)), phương trình trở thành: \(3{t^2} + 10t + 3 = 0\) (3)

\(\Delta ' = {5^2} - 3.3 = 16 > 0 \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = 4\)

Khi đó phương trình (3) sẽ có 2 nghiệm phân biệt là:

\(t{ _1} = \dfrac{{ - 5 - 4}}{3} =  - 3\) (loại vì không thỏa mãn điều kiện)

\(t{_2} = \dfrac{{ - 5 +4}}{3} =  - \dfrac{1}{3}\) (loại vì không thỏa mãn điều kiện)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.


Cùng chủ đề:

Bài 33 trang 93 SGK Toán 9 tập 1
Bài 33 trang 119 SGK Toán 9 tập 1
Bài 33 trang 125 SGK Toán 9 tập 2
Bài 34 trang 19 SGK Toán 9 tập 1
Bài 34 trang 24 SGK Toán 9 tập 2
Bài 34 trang 56 SGK Toán 9 tập 2
Bài 34 trang 61 SGK Toán 9 tập 1
Bài 34 trang 80 SGK Toán 9 tập 2
Bài 34 trang 93 SGK Toán 9 tập 1
Bài 34 trang 119 SGK Toán 9 tập 1
Bài 34 trang 125 SGK Toán 9 tập 2