Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam - SGK Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào thông tin tham khảo, kiến thức đã học và các nguồn tài liệu thu thập được, hãy lựa chọn một thành phần tự nhiên và báo cáo về sự phân hóa không gian của thành phần tự nhiên đó ở nước ta.
Đề bài
Dựa vào thông tin tham khảo, kiến thức đã học và các nguồn tài liệu thu thập được, hãy lựa chọn một thành phần tự nhiên và báo cáo về sự phân hóa không gian của thành phần tự nhiên đó ở nước ta.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tìm kiếm thu thập tài liệu qua sách, internet,...
Lời giải chi tiết
Sinh vật phân hóa theo độ cao
- Đai nhiệt đới gió mùa (từ độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam)
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng với cấu trúc nhiều tầng tán, nhiều cây dây leo. Giới động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú.
+ Chiếm ưu thế là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió trên núi (Miền Bắc từ 600-700 ->2600m; Miền Nam từ 900-1000m -> 2600m )
+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ dẻ, re, hồ đào và rừng cận nhiệt lá kim như thông, pơmu, samu. Động vật: chim, thú cận nhiệt phương Bắc; thú có lông dày: gấu, sóc, cầy, cáo.
- Ở độ cao từ 1600-1700m đến 2600m: rừng sinh trưởng, phát triển kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Ở độ cao trên 2600m: quần hệ thực vật núi cao, các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Sinh vật phân hóa theo Bắc - Nam
- Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra):
+ Cảnh quan thiêu nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu...; các loài gấu có lông dày như gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông có thể trồng một số loại rau củ cận nhiệt và ôn đới như su hào, khoai tây,...
- Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào):
+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần động vật và thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Malaysia - Indonesia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới như voi, hổ, báo, bò rừng,... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,...