Bài 6. Thực hành: Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương - SGK Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết đoạn văn ngắn và lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Đề bài
Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết đoạn văn ngắn và lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tìm kiếm thông tin qua sách, internet,....
- Tìm hiểu vấn đề thực tế từ địa phương, các ý kiến người dân xung quanh khu vực sinh sống.
Lời giải chi tiết
Ô nhiễm nguồn nước ở thành phố Hà Nội
Trung bình mỗi ngày, Thành phố Hà Nội thải ra ngoài môi trường khoảng 300.000 tấn nước thải. Bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 10% đã được xử lý. Phần lớn lượng nước thải này chưa qua xử lý và có hàm lượng chất độc hại rất cao. Điển hình như: Chất hữu cơ: 3600 tấn/ năm, dầu mỡ. Ngoài ra còn có hàng chục tấn kim loại nặng và các chất độc hại như sắt, asen, thủy ngân, chì… Báo cáo kiểm tra nước từ nhà máy nước sạch Sông Đà cho thấy chỉ số styrene cao vượt mức quy định từ 1,3 – 3,6 lần. Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng động cho biết: có 80/120 ao hồ của Hà Nội bị ô nhiễm. 71% hồ có chỉ số BOD5 trên 15mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 14% bị ô nhiễm nặng, 32% bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ hơn. Nhiều con sông ở Hà Nội đã trở thành dòng sông chết do ô nhiễm môi trường nước quá nặng. Điển hình phải kể đến là sông Tô Lịch. Theo một kết quả khảo sát của sở tài nguyên môi trường tại 65 làng nghề tại Hà Nội thì chỉ có 6/65 làng nghề đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Trong khi đó, trên địa bàn thành phố có tới 1.350 làng nghề khác nhau. Hà Nội đang bị ô nhiễm nguồn nước ở nhiều khu vực. Nhiều địa bàn ngoại thành không có đủ lượng nước để dùng ảnh hưởng đến người dân, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Gia tăng dân số làm gia tăng số lượng về nước thải, rác thải. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng để xử lý chưa theo kịp. Hệ thống cấp thoát nước của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Tình trạng ngập úng diện rộng diễn ra làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước sinh hoạt, nước mặt. Mặt khác thức của người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Vẫn có tình trạng lãng phí nước, vứt rác bừa bãi, xả nước thải ra ngoài môi trường… Sử dụng túi nhựa bừa bãi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội, bởi loại rác thải này khó phân huỷ và gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.Chưa có các nhà máy chuyên môn nhằm giải quyết vấn đề nước thải dẫn đến xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý. Lạm dụng phân tươi, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật khiến môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Giải pháp đưa ra cần nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước. Không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nhựa, túi nilon, phân loại rác thải vô cơ và rác hữu cơ. Khẩn trương xây dựng chế tài quản lý, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình vi phạm, xả thải trực tiếp nước thải và rác ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho thành phố. Đặc biệt là các hệ thống cấp, thoát nước. Các khu công nghiệp, đơn vị sản xuất, làng nghề cần xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Không xả nước thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý.