Bài 4 trang 40 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh diều
Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ (40^circ ) Bắc
Đề bài
Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40∘ Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số:d(t)=3sin[π182(t−80)]+12 với t∈Z và 0<t≤365
a) Thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày nào trong năm?
b) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời?
c) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tổng quát để giải phương trình hàm số sin.
Lời giải chi tiết
a) Thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời thì d(t) = 12.
Khi đó
12=3sin[π182(t−80)]+12⇔sin[π182(t−80)]=0⇔sin[π182(t−80)]=sin0⇔π182(t−80)=kπ⇔t=80+182k;k∈Z
Mà t∈Z và 0<t≤365 nên
0<80+182k≤365⇒0≤k≤1,56
Suy ra k∈{0;1}
Khi đó t∈{80;262}
Vậy Thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 80 và 262 trong năm
b) Thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời thì d(t) = 9.
Khi đó
9=3sin[π182(t−80)]+12⇔sin[π182(t−80)]=−1⇔sin[π182(t−80)]=sin(−π2)⇔π182(t−80)=−π2+k2π⇔t=−11+364k;k∈Z
Mà t∈Z và 0<t≤365 nên
0<−11+364k≤365⇒0<k≤1,03.
Suy ra k=1.
Khi đó t=−11+364.1=353.
Vậy Thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 353 trong năm.
c) Thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời thì d(t) = 15.
Khi đó
15=3sin[π182(t−80)]+12⇔sin[π182(t−80)]=1⇔sin[π182(t−80)]=sin(π2)⇔π182(t−80)=π2+k2π⇔t=171+364k;k∈Z
Mà t∈Z và 0<t≤365 nên
0<171+364k≤365⇒0≤k≤0,53.
Suy ra k=0.
Khi đó t=171+364.0=171.
Vậy Thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 171 trong năm.