Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Soạn Địa 11, giải bài tập Địa Lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia


Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Mỹ La tinh.

? mục I

Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Mỹ La tinh.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

1. Quy mô GDP

- Khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

- Tuy nhiên, giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô GDP, ví dụ như năm 2020 quy mô GDP của Brazil là 1448.7 tỉ USD trong khi đó của Chi-lê là 252.9 tỉ USD.

2. Tốc độ tăng trưởng GDP

- Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước cũng diễn ra nhanh. Tính từ năm 2000 đến 2020, Brazil tăng 793.2 tỉ USD, Mê-hi-cô tăng 366 tỉ USD,…

- Nền kinh tế của Mỹ Latinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động.

3. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế của Mỹ Latinh đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

? mục II

Dựa vào  nội dung mục II, hãy:

- Trình bày đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) của khu vực Mỹ Latinh

- Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

Ngành dịch vụ

- Dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Ngoại thương là ngành có vai trò quan trọng nhất, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quạng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,…

- Năm 2000, trị giá suất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 1189,1 tỉ USD, trị giá nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 1146,5 tỉ USD.

- Các đối tượng thương mại chính của Mỹ Latinh là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Mỹ Latinh là khu vực thu hút khách du lịch lớn nhờ có cảnh quan thiên nhiên da dạng, nền văn hoá đặc sắc.

- Năm 2019, Mỹ Latinh đón gần 202 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu từ khách quốc tế đạt hơn 75,6 tỉ USD.

Một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực

- Nông nghiệp: Café, cacao, đậu tương, mía, thuốc lá,…

- Công nghiệp: Sản xuất ô tô, máy bay, cơ khi, luyện kim,…

Luyện tập 1

Dựa vào bằng 7.2, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu sau:

Tên nông sản

Sự phân bố

?

?

?

?

Lời giải chi tiết:

Tên nông sản

Sự phân bố

Ngô, lúa mì, cà phê, ca cao, thuốc lá, cao su, bông, đậu tương...

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt…; duyên hải Mê-hi-cô,…

Bò, gia cầm

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: sơn nguyên Mê-hi-cô, Guy-an; đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt,…; duyên hải Mê-hi-cô,…

Vận dụng

Tìm hiểu về một loại nông sản xuất khẩu nổi bật (cà phê, ca cao, đậu tương,…) của Mỹ Latinh.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo: một số thông tin về hoạt động trồng, xuất khẩu cà phê ở Mỹ Latinh

- Nhờ có khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt ẩm cao quanh năm, đất badan màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu dồi dào,… nên các nước Mỹ La-tinh có thế mạnh để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có cà phê.

- Arabica là loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Mỹ La-tinh.

- Những nước Mỹ Latinh có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn là: Bra-xin, Pê-ru, Cô-lôm-bi-a, Mê-hi-cô,…


Cùng chủ đề:

Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 6. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8. Thực hành: Viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - Xã hội ở Cộng hòa Liên bang Bra - Xin - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 9. Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống