Bài 8 trang 10 SGK Toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức sau:
Rút gọn các biểu thức sau:
LG a
√(2−√3)2
Phương pháp giải:
+) Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|.
+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a: Nếu a≥0 thì |a|=a. Nếu a<0 thì |a|=−a.
+) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số a, b không âm, ta có:
a<b⇔√a<√b
Lời giải chi tiết:
Ta có: √(2−√3)2=|2−√3|=2−√3
(Vì 4>3 nên √4>√3⇔2>√3⇔2−√3>0.
⇔|2−√3|=2−√3)
LG b
√(3−√11)2
Phương pháp giải:
+) Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|.
+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a: Nếu a≥0 thì |a|=a. Nếu a<0 thì |a|=−a.
+) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số a, b không âm, ta có:
a<b⇔√a<√b
Lời giải chi tiết:
Ta có: √(3−√11)2=|3−√11|=√11−3.
(Vì 9<11 nên √9<√11⇔3<√11⇔3−√11<0
⇔|3−√11|=−(3−√11)=√11−3)
LG c
2√a2 với a ≥ 0
Phương pháp giải:
+) Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|.
+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a: Nếu a≥0 thì |a|=a. Nếu a<0 thì |a|=−a.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 2√a2=2|a|=2a (vì a≥0 )
LG d
3√(a−2)2 với a < 2.
Phương pháp giải:
+) Sử dụng hằng đẳng thức √A2=|A|.
+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a: Nếu a≥0 thì |a|=a. Nếu a<0 thì |a|=−a.
Lời giải chi tiết:
Vì a<2 nên a−2<0
⇔|a−2|=−(a−2)=2−a
Do đó: 3√(a−2)2=3|a−2|=3(2−a)=6−3a.