Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức


Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A.

    0,65 kg và 24 kg

  • B.

    0,65 kg và 240 kg

  • C.

    6,5 kg và 2400 kg

  • D.
    0,065 kg và 240 kg
Câu 2 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:

  • A.

    Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

  • B.

    Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

  • C.

    Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

  • D.

    Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 3 :

Có bao nhiêu nhóm chất dinh dưỡng chính có trong lương thực-thực phẩm

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 4 :

Chọn câu đúng:

  • A.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều cao của màn hìng tivi

  • B.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của màn hình tivi

  • C.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là đường chéo của màn hình tivi

  • D.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của cái tivi

Câu 5 :

Dãy nào dưới đây gồm các vật không sống:

  • A.

    cây gạo, hoa hồng, con vịt.

  • B.

    cái chai, lọ hoa, bát đĩa.

  • C.

    cái chai, hoa hồng, con gà.

  • D.

    lọ hoa, hoa hồng, bát đĩa.

Câu 6 :

Đâu là đơn vị đo của khối lượng?

  • A.

    km

  • B.
    giờ
  • C.
    kg
  • D.
    m
Câu 7 :

Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:

  • A.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 2cm

  • B.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5cm

  • C.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,2cm

  • D.
    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5dm
Câu 8 :

Sự sôi là:

  • A.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng .

  • B.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí .

  • C.

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng .

  • D.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn .

Câu 9 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

  • A.

    Cấm thực hiện

  • B.

    Bắt buộc thực hiện

  • C.

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D.

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Câu 10 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A.

    Phơi củi cho thật khô.

  • B.

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C.

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D.

    Chẻ nhỏ củi.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A.

    Khí oxygen không tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Câu 12 :

Những nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là:

  • A.

    Nguồn điện

  • B.

    Hóa chất, chất dễ cháy

  • C.

    Dụng cụ sắc nhọn

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 13 :

Người thợ may dùng loại thước nào sau đây để đo cho khách hàng?

  • A.

    Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 0,5 cm

  • B.

    Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm

  • C.

    Thước kẻ có GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 cm

  • D.
    Thước gỗ có GHĐ 1 m, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 14 :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính

  • A.

    Mặt kính

  • B.

    Tay cầm

  • C.

    Khung kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Câu 16 :

Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

  • B.

    Tránh làm ô nhiễm môi trường.

  • C.

    Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

  • D.

    Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 17 :

Dãy nào dưới đây gồm các biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

  • A.

    Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn.

  • B.

    Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

  • C.

    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 18 :

Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
..... dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi ..... nhiệt độ sôi của nước.
Câu 19 :

Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:

  • A.

    vật liệu.

  • B.

    nhiên liệu.

  • C.

    nguyên liệu.

  • D.

    khoáng sản.

Câu 20 :

Chế độ ăn hợp lý là:

  • A.

    Chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng

  • B.

    chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

  • C.

    Chế độ ăn giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A.

    Xe ô tô

  • B.

    Xe buýt

  • C.

    Xe tải

  • D.

    Xe đạp

Câu 22 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:

  • A.

    Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.

  • B.

    Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

  • C.

    Đưa mắt ra xa thị kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 23 :

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

  • A.

    Băng tan

  • B.

    Sương mù

  • C.

    Tạo thành mây

  • D.

    Mưa tuyết

Câu 24 :

Cho các từ: vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu . Em hãy bấm chọn từ phù hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

vật liệu
nguyên liệu
vật liệu
nguyên liệu
a) Nước biển là ..... dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là ..... dùng để sản xuất nước muối sinh lí. b) Xi măng là ..... dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là ..... dùng để sản xuất xi măng.
Câu 25 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A.
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B.
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C.
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D.
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...
Câu 26 :

Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

  • A.

    Tính dẫn điện

  • B.

    Tính dẫn nhiệt

  • C.

    Tính dẻo

  • D.

    Tính ánh kim

Câu 27 :

Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Câu 28 :

Chọn đáp án sai:

1 ngày bằng:

  • A.

    24 giờ

  • B.
    86400 giây
  • C.
    1440 min
  • D.
    14400 phút
Câu 29 : Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
  • A.

    1 giờ 20 phút = 3800 giây

  • B.

    45 phút = 2700 giây

  • C.

    24 giờ = 864000 giây

  • D.
    1 giờ = 36000 giây
Câu 30 :

Trong các nhiệt độ sau: 0 0 C; 5 0 C; 36,5 0 C; 327 0 C. Hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi trường hợp ở hình dưới đây:

  • A.

    a: 5 0 C; b: 327 0 C; c: 36,5 0 C; d: 0 0 C

  • B.

    a: 0 0 C; b: 327 0 C; c: 36,5 0 C; d: 5 0 C

  • C.

    a: 5 0 C; b: 36,5 0 C; c: 327 0 C; d: 0 0 C

  • D.
    a: 327 0 C; b: 5 0 C; c: 36,5 0 C; d: 0 0 C
Câu 31 : \({45^0}C\) tương ứng với bao nhiêu \(^0F\) ?
  • A.

    \({113}^0C\)

  • B.

    \({112}^0C\)

  • C.

    \({110}^0C\)

  • D.

    \({113}^0F\)

Câu 32 :

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất rắn có hình dạng cố định; chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì ..... b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì .....
Câu 33 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Câu 34 :

Cho các từ/ cụm từ sau: sự cháy, sự sống, đốt cháy nhiên liệu, hô hấp . Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có ..... Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình ..... của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình ..... để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì ..... không thể xảy ra.
Câu 35 :

Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  • A.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • B.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • C.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 36 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Câu 37 :

Loại chất nào tốt cho mắt

  • A.

    Vitmine C

  • B.

    Vitamine A

  • C.

    Vitamine E

  • D.

    Vitamine D

Câu 38 :

Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì

  • A.

    Bệnh tim

  • B.

    Bệnh về tuyến giáp

  • C.

    Bệnh thận

  • D.

    Bệnh về xương khớp

Câu 39 :

Khi đang quan sát bọ cánh cứng, điều gì xảy ra khi đưa kính lúp lại gần bọ hơn

  • A.

    Nhìn rõ bọ hơn

  • B.

    Nhìn mờ hơn

  • C.

    Nhìn bọ to hơn và rõ hơn

  • D.

    Nhìn bọ bé hơn

Câu 40 :

Kí hiệu 10X, 40X, 100X là của bộ phân nào :

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A.

    0,65 kg và 24 kg

  • B.

    0,65 kg và 240 kg

  • C.

    6,5 kg và 2400 kg

  • D.
    0,065 kg và 240 kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết :

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Câu 2 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:

  • A.

    Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

  • B.

    Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

  • C.

    Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

  • D.

    Cơm nếp lên men thành rượu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một số tính chất vật lí của chất là: thể/ trạng thái, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính dẻo, tính cứng,… Do đó, kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng là chỉ tính chất vật lí của nhôm.

Câu 3 :

Có bao nhiêu nhóm chất dinh dưỡng chính có trong lương thực-thực phẩm

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cơ thể người khỏe mạnh thông thường luôn cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm: carbohydrate, protein, lipid và vitamin.

Câu 4 :

Chọn câu đúng:

  • A.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều cao của màn hìng tivi

  • B.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của màn hình tivi

  • C.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là đường chéo của màn hình tivi

  • D.

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của cái tivi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thuật ngữ “Tivi 17 inch” để chỉ đường chéo của màn hình tivi

Câu 5 :

Dãy nào dưới đây gồm các vật không sống:

  • A.

    cây gạo, hoa hồng, con vịt.

  • B.

    cái chai, lọ hoa, bát đĩa.

  • C.

    cái chai, hoa hồng, con gà.

  • D.

    lọ hoa, hoa hồng, bát đĩa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, không có sự lớn lên và sinh sản, như cái chai, lọ hoa, bát đĩa, bàn học, quần áo, sách vở…

Loại A, C, D vì cây gạo, hoa hồng, con vịt, con gà là những vật sống.

Câu 6 :

Đâu là đơn vị đo của khối lượng?

  • A.

    km

  • B.
    giờ
  • C.
    kg
  • D.
    m

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg)

Câu 7 :

Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:

  • A.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 2cm

  • B.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5cm

  • C.

    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,2cm

  • D.
    GHĐ: 10cm, ĐCNN 0,5dm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Thước trên hình vẽ có GHĐ là 10 cm và ĐCNN là 0,5 cm.

Câu 8 :

Sự sôi là:

  • A.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng .

  • B.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí .

  • C.

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng .

  • D.

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn .

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí/ hơi, diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 9 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

  • A.

    Cấm thực hiện

  • B.

    Bắt buộc thực hiện

  • C.

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D.

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Lời giải chi tiết :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị cấm thực hiện

Câu 10 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A.

    Phơi củi cho thật khô.

  • B.

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C.

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D.

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A.

    Khí oxygen không tan trong nước.

  • B.

    Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.

  • C.

    Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • D.

    Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Đáp án A sai vì oxygen tan ít trong nước.

Đáp án B sai vì oxygen sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Đáp án D sai vì muốn đập tắt đám cháy cần cách li chất cháy với oxyge; hạ nhiệt độ của chất chất xuống dưới nhiệt độ cháy.

Câu 12 :

Những nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là:

  • A.

    Nguồn điện

  • B.

    Hóa chất, chất dễ cháy

  • C.

    Dụng cụ sắc nhọn

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là: nguồn điện, hóa chất, chất dễ cháy, dụng cụ sắc nhọn...

Câu 13 :

Người thợ may dùng loại thước nào sau đây để đo cho khách hàng?

  • A.

    Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 0,5 cm

  • B.

    Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm

  • C.

    Thước kẻ có GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 cm

  • D.
    Thước gỗ có GHĐ 1 m, ĐCNN 0,5 cm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do chiều cao của cơ thể người trong khoảng nhỏ hơn 2m nên chọn thước cuộn có GHĐ 10m và ĐCNN 1 cm là phù hợp.

Câu 14 :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính

  • A.

    Mặt kính

  • B.

    Tay cầm

  • C.

    Khung kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính là khung kính

Câu 15 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 16 :

Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

  • B.

    Tránh làm ô nhiễm môi trường.

  • C.

    Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

  • D.

    Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi khai thác quặng sắt, nên sử dụng các phương pháo theo công nghệ hiện đại, không nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

Câu 17 :

Dãy nào dưới đây gồm các biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

  • A.

    Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn.

  • B.

    Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

  • C.

    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

- Có mùi khó chịu.

- Giảm tầm nhìn.

- Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

Câu 18 :

Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
..... dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi ..... nhiệt độ sôi của nước.
Đáp án
Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
Không thể
dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi
nhỏ hơn
nhiệt độ sôi của nước.
Phương pháp giải :

Dựa vào nhiệt độ sôi của nước và rượu.

- Nhiệt độ sôi của nước: ≈ 100°C

- Nhiệt độ sôi của rượu: 78,3°C

Lời giải chi tiết :

Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu 19 :

Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:

  • A.

    vật liệu.

  • B.

    nhiên liệu.

  • C.

    nguyên liệu.

  • D.

    khoáng sản.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến. Nhà máy sản xuất rượu dùng nho là nguyên liệu để lên men.

Câu 20 :

Chế độ ăn hợp lý là:

  • A.

    Chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng

  • B.

    chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

  • C.

    Chế độ ăn giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Mỗi bữa ăn cần cân bằng các thành phần như chất đạm, chất xơ, chất béo, chất muối khoáng...

Câu 21 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A.

    Xe ô tô

  • B.

    Xe buýt

  • C.

    Xe tải

  • D.

    Xe đạp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Phương tiện giao thông không gây ô nhiễm không khí là xe đạp vì xe đạp chạy được dựa trên sự hoạt động của con người (đạp xe).

Câu 22 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:

  • A.

    Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.

  • B.

    Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

  • C.

    Đưa mắt ra xa thị kính

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết kính hiển vi quang học

Lời giải chi tiết :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng

Câu 23 :

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

  • A.

    Băng tan

  • B.

    Sương mù

  • C.

    Tạo thành mây

  • D.

    Mưa tuyết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sư đông đặc là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Do đó, mưa tuyết là hiện tượng hơi nước đông đặc tạo thành.

Câu 24 :

Cho các từ: vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu . Em hãy bấm chọn từ phù hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

vật liệu
nguyên liệu
vật liệu
nguyên liệu
a) Nước biển là ..... dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là ..... dùng để sản xuất nước muối sinh lí. b) Xi măng là ..... dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là ..... dùng để sản xuất xi măng.
Đáp án
vật liệu
nguyên liệu
vật liệu
nguyên liệu
a) Nước biển là
nguyên liệu
dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là
vật liệu
dùng để sản xuất nước muối sinh lí. b) Xi măng là
vật liệu
dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là
nguyên liệu
dùng để sản xuất xi măng.
Lời giải chi tiết :

a) Nước biển là nguyên liệu dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là vật liệu đùng để sản xuất nước muối sinh lí.

b) Xi măng là vật liệu dùng để làm bê tông trong xây dựng. Đá vôi là nguyên liệu dùng để sản xuất xi măng.

Câu 25 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A.
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B.
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C.
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D.
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A,B.C là những lợi ích của khoa học tự nhiên

Đáp án D là tác hại của khoa học tự nhiên gây ra cho môi trường.

Câu 26 :

Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

  • A.

    Tính dẫn điện

  • B.

    Tính dẫn nhiệt

  • C.

    Tính dẻo

  • D.

    Tính ánh kim

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt.

Câu 27 :

Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết kính hiển vi quang học

Lời giải chi tiết :

Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận vật kính (10x, 40x, 100x)

Câu 28 :

Chọn đáp án sai:

1 ngày bằng:

  • A.

    24 giờ

  • B.
    86400 giây
  • C.
    1440 min
  • D.
    14400 phút

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết :

Ta có:

1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút (min) = 1440.60 = 86400 giây.

Câu 29 : Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:
  • A.

    1 giờ 20 phút = 3800 giây

  • B.

    45 phút = 2700 giây

  • C.

    24 giờ = 864000 giây

  • D.
    1 giờ = 36000 giây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết :

1 giờ 20 phút = 60.60 + 20.60 = 4800 giây => A sai

45 phút = 45.60 = 2700 giây => B đúng

24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây => C sai

1 giờ = 60.60 = 3600 giây => D sai

Câu 30 :

Trong các nhiệt độ sau: 0 0 C; 5 0 C; 36,5 0 C; 327 0 C. Hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi trường hợp ở hình dưới đây:

  • A.

    a: 5 0 C; b: 327 0 C; c: 36,5 0 C; d: 0 0 C

  • B.

    a: 0 0 C; b: 327 0 C; c: 36,5 0 C; d: 5 0 C

  • C.

    a: 5 0 C; b: 36,5 0 C; c: 327 0 C; d: 0 0 C

  • D.
    a: 327 0 C; b: 5 0 C; c: 36,5 0 C; d: 0 0 C

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ước lượng nhiệt độ.

Lời giải chi tiết :

Hình a: 5 0 C

Hình b: 327 0 C

Hình c: 36,5 0 C

Hình d: 0 0 C

Câu 31 : \({45^0}C\) tương ứng với bao nhiêu \(^0F\) ?
  • A.

    \({113}^0C\)

  • B.

    \({112}^0C\)

  • C.

    \({110}^0C\)

  • D.

    \({113}^0F\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách quy đổi từ 0 C sang 0 F:

\(t{(^0}F) = ({t^0}C).1,8 + 32\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\({45^0}C = 45.1,8 + 32 = {113^0}F\)

Câu 32 :

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất rắn có hình dạng cố định; chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì ..... b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì .....
Đáp án
chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì
chất rắn có hình dạng cố định
Lời giải chi tiết :

a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt .

b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì chất rắn có hình dạng cố định .

Câu 33 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Đáp án
cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose
từ cây mía
, cây
củ cải đường
hoặc
cây thốt nốt
Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi
nước
sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí
sulfur dioxide
để thu được đường trắng.
Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt . Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ . Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng .

Câu 34 :

Cho các từ/ cụm từ sau: sự cháy, sự sống, đốt cháy nhiên liệu, hô hấp . Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có ..... Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình ..... của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình ..... để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì ..... không thể xảy ra.
Đáp án
sự cháy
sự sống
đốt cháy nhiên liệu
hô hấp
Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có
sự sống
Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình
hô hấp
của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình
đốt cháy nhiên liệu
để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì
sự cháy
không thể xảy ra.
Lời giải chi tiết :

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống . Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,… Nếu không ó oxygen thì sự cháy không thể xảy ra.

Câu 35 :

Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  • A.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • B.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • C.

    Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.

Câu 36 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Đáp án

Nhiên liệu xanh

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu không tái tạo

Lời giải chi tiết :
Câu 37 :

Loại chất nào tốt cho mắt

  • A.

    Vitmine C

  • B.

    Vitamine A

  • C.

    Vitamine E

  • D.

    Vitamine D

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vitamin A hay còn gọi là beta carotene, là một loại vitamin tan trong chất béo và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe. Thiếu loại vitamin A, bạn có thể gặp tình trạng khô mắt hoặc tuyến lệ bị khô

Câu 38 :

Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì

  • A.

    Bệnh tim

  • B.

    Bệnh về tuyến giáp

  • C.

    Bệnh thận

  • D.

    Bệnh về xương khớp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thiếu iot gây ra các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ

Câu 39 :

Khi đang quan sát bọ cánh cứng, điều gì xảy ra khi đưa kính lúp lại gần bọ hơn

  • A.

    Nhìn rõ bọ hơn

  • B.

    Nhìn mờ hơn

  • C.

    Nhìn bọ to hơn và rõ hơn

  • D.

    Nhìn bọ bé hơn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đưa kính lại gần vật mẫu hơn, vật nhìn qua kính bị mờ hơn

Câu 40 :

Kí hiệu 10X, 40X, 100X là của bộ phân nào :

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Thị kính

  • C.

    Bàn kính

  • D.

    Giá đỡ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vật kính có các loại 10X, 40X, 100X


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút hk1 - Đề số 5 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 1 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 2 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 3 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 9
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 10