Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức


Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Nhiệt độ của nước đang sôi là:

  • A.

    \({212^0}C\)

  • B.
    \({100^0}C\)
  • C.
    \({180^0}C\)
  • D.
    \({150^0}C\)
Câu 2 :

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.

Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa.

  • A.

    Hạn chế tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

  • B.

    Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

  • C.

    Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 3 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là khoảng cách giữa hai vạch dài nhất liên tiếp của thước.

  • B.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • C.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước.

  • D.

    B và C đều đúng

Câu 4 :

Cho bảng sau:

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

  • A.

    B < A < D < C < E.

  • B.

    A < B < C < D < E.

  • C.

    E < C < D < A < B.

  • D.

    A < C < B < D < E.

Câu 5 :

Vật nào dưới đây, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi

  • A.

    Nấm tai mèo

  • B.

    Virus

  • C.

    Rêu

  • D.

    Con muỗi

Câu 6 :

Đâu không phải cách bảo quản kính lúp

  • A.

    Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm

  • B.

    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa kính

  • C.

    Lau chùi kính bằng khăn bẩn

  • D.

    Để kính lên bề mặt phẳng

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng?

1 lạng bằng:

  • A.
    1 hec-tô-gam
  • B.
    1000 g
  • C.
    1 g
  • D.
    1 kg
Câu 8 :

Khi học trong phòng thực hành cần:

  • A.

    Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

  • B.

    Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

  • C.

    Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9 :

Có thể dùng chất lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây?

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

  • A.
    a – b
  • B.
    a – c
  • C.
    b – c
  • D.
    a – b – c
Câu 11 :

Điền vào chỗ trống:

"….là dụng cụ đo thời gian".

  • A.

    Cân điện tử

  • B.
    Thước kẻ
  • C.
    Cân đồng hồ
  • D.
    Đồng hồ
Câu 12 :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A.

    muối ăn

  • B.

    nước mắm

  • C.

    đường ăn

  • D.

    dầu ăn

Câu 13 :

Người ta dựa vào tiêu chí gì để chế biến lương thực thực phẩm thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng

  • A.

    Đặc điểm cấu tạo ngoài

  • B.

    Màu sắc

  • C.

    Tính chất, giá trị dinh dưỡng

  • D.

    Cả ba đáp án

Câu 14 :

Chọn câu trả lời sai . Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau để gọi:

  • A.

    \(1{\rm{ }}li{\rm{ }} = {\rm{ }}1mm\)

  • B.

    \(1\) tấc \( = 1{\rm{ }}dm\)

  • C.

    \(1\) phân \( = 1cm\)

  • D.

    Cả A ,B ,C đều sai

Câu 15 :

Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành?

  • A.

    Hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít phát sinh khí thải.

  • B.

    Sử dụng các quy trình sản xuất ít phát sinh khí thái, xử tốt khí thải trước khi thải ra môi trường.

  • C.

    Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 16 :

Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A.

    nguồn nhiên liệu tái tạo.

  • B.

    đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.

  • C.

    chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

  • D.

    nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 17 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Câu 18 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:

  • A.

    Đun sôi nước tự nhiên.

  • B.

    Sắt dễ bị nhiễm từ.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.

  • D.

    Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.

Câu 19 :

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 20 :

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :

  • A.
    100 cm và 1 cm.
  • B.
    100 cm và 2 cm.
  • C.
    100 cm và 2,5 cm.
  • D.
    100 cm và 10 cm.
Câu 21 :

Sắp xếp các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

a) Bấm nút khởi động

b) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

c) Tắt nút khởi động

d) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

e) Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

  • A.

    a – b – d – e – c

  • B.

    b – a – d – e – c

  • C.

    a – b – e – d – c

  • D.
    b – a – e – d – c
Câu 22 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A.

    Đường mía, muối ăn, con dao .

  • B.

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm .

  • C.

    Nhôm, muối ăn, đường mía .

  • D.

    Con dao, đôi đũa, muối ăn .

Câu 23 :

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.

2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Câu 24 :

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.

2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.

4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 25 :

Cho các từ sau: rắn, lỏng, khí, 232 °C, -232 °C.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là ..... Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể ..... Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể ..... .
Câu 26 :

Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tú lạnh sồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

  • A.

    Nước bốc hơi mất.

  • B.

    Nước tràn ra ngoài.

  • C.

    Chiếc đĩa đã hút nước.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 27 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Câu 28 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A.

    79 ml

  • B.

    21 ml

  • C.

    50 ml

  • D.

    75 ml

Câu 29 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A.

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B.

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C.

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D.

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Câu 30 :

Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?

  • A.

    Vì nhôm dẻo, nhẹ hơn đồng.

  • B.

    Vì nhôm nhẹ hơn đồng, giá thành rẻ.

  • C.

    Vì nhôm dẻo, giá thành rẻ.

  • D.

    Vì nhôm có giá rẻ hơn đồng.

Câu 31 :

Cho các từ sau: phi kim, tinh luyện, nguyên liệu, vật liệu, khoáng vật. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại ..... chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm ..... để sản xuất ra kim loại, ..... thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và ..... (chế hóa ở nhiệt độ cao).
Câu 32 :

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulfur dioxide, ... Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm hầm ủ chất thải gia súc để lấy nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc biogas chạy máy phát điện.

Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất bogas đem lại những lợi ích gì?

  • A.

    Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

  • C.

    Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 33 :

Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì

  • A.

    Bệnh tim

  • B.

    Bệnh về tuyến giáp

  • C.

    Bệnh thận

  • D.

    Bệnh về xương khớp

Câu 34 :

Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Bạn Ngân nói rằng ghi như vậy là không hợp lý. Theo em, bạn Ngân nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 35 :

Cho các từ sau: lơ lửng, phù sa, giàu dinh dưỡng, phù sa rắn . Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

lơ lửng
phù sa
giàu dinh dưỡng
phù sa rắn
Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm ..... cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Nước sông đem theo ..... giàu dinh dưỡng là các hạt ..... trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt ..... này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.
Câu 36 :

Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?

  • A.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • B.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • D.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

Câu 37 :

Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Dùng phương pháp nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

  • A.

    Phương pháp lọc

  • B.

    Phương pháp cô cạn

  • C.

    Phương pháp chiết

  • D.

    Đầu tiên sử dụng phương pháp lọc, sau đó dùng phương pháp cô cạn.

Câu 38 :

Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng. Theo em, máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?

  • A.

    Các vi sinh vật gây hại

  • B.

    Bụi bẩn

  • C.

    Hơi nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 39 :

Điền vào chỗ trống:

1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây

  • A.

    16650 phút; 999000 giây

  • B.

    1665 phút; 9990 giây

  • C.

    1665 phút; 99900 giây

  • D.
    166,5 phút; 9990 giây
Câu 40 :

Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

  • A.

    An

  • B.

    Bình

  • C.

    An và Bình nhanh như nhau

  • D.
    An và Bình chậm như nhau

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhiệt độ của nước đang sôi là:

  • A.

    \({212^0}C\)

  • B.
    \({100^0}C\)
  • C.
    \({180^0}C\)
  • D.
    \({150^0}C\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ của nước đang sôi là \({100^0}C\) .

Câu 2 :

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.

Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa.

  • A.

    Hạn chế tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

  • B.

    Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

  • C.

    Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giải pháp:

- Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

- Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

- Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.

Câu 3 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là khoảng cách giữa hai vạch dài nhất liên tiếp của thước.

  • B.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • C.

    Giới hạn đo (GHĐ)  của thước là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước.

  • D.

    B và C đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Câu 4 :

Cho bảng sau:

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

  • A.

    B < A < D < C < E.

  • B.

    A < B < C < D < E.

  • C.

    E < C < D < A < B.

  • D.

    A < C < B < D < E.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Câu 5 :

Vật nào dưới đây, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi

  • A.

    Nấm tai mèo

  • B.

    Virus

  • C.

    Rêu

  • D.

    Con muỗi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết phần kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

Virus chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi do chúng có kích thước vô cùng nhỏ bé

Những sinh vật khác có thể quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp

Câu 6 :

Đâu không phải cách bảo quản kính lúp

  • A.

    Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm

  • B.

    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa kính

  • C.

    Lau chùi kính bằng khăn bẩn

  • D.

    Để kính lên bề mặt phẳng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lau chùi kính bằng khăn bẩn sẽ làm mặt kính bị bẩn, dễ bị xước

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng?

1 lạng bằng:

  • A.
    1 hec-tô-gam
  • B.
    1000 g
  • C.
    1 g
  • D.
    1 kg

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

1 lạng = 1 hec-tô-gam = 0,1 kg = 0,1.1000 = 100g

Câu 8 :

Khi học trong phòng thực hành cần:

  • A.

    Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

  • B.

    Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

  • C.

    Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi học trong phòng thực hành cần:

+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

+ Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay khi gặp sự cố.

Câu 9 :

Có thể dùng chất lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó, vì vậy, không thể dùng chất lỏng tạo nên vật có hình dạng cố định.

=> Đáp án: Sai

Câu 10 :

Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây?

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

  • A.
    a – b
  • B.
    a – c
  • C.
    b – c
  • D.
    a – b – c

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các thao tác sai là:

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

=> Vì khi đó nhiệt kế sẽ trở về trạng thái ban đầu.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế. => Vì khi đó, có thêm nhiệt độ ở tay truyền sang nhiệt kế.

Câu 11 :

Điền vào chỗ trống:

"….là dụng cụ đo thời gian".

  • A.

    Cân điện tử

  • B.
    Thước kẻ
  • C.
    Cân đồng hồ
  • D.
    Đồng hồ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

Câu 12 :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A.

    muối ăn

  • B.

    nước mắm

  • C.

    đường ăn

  • D.

    dầu ăn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm kiếm trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường ăn.

Câu 13 :

Người ta dựa vào tiêu chí gì để chế biến lương thực thực phẩm thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng

  • A.

    Đặc điểm cấu tạo ngoài

  • B.

    Màu sắc

  • C.

    Tính chất, giá trị dinh dưỡng

  • D.

    Cả ba đáp án

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để chế biến lương thực thực phẩm thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng người ta dựa vào tính chất và giá trị dinh dưỡng

Câu 14 :

Chọn câu trả lời sai . Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau để gọi:

  • A.

    \(1{\rm{ }}li{\rm{ }} = {\rm{ }}1mm\)

  • B.

    \(1\) tấc \( = 1{\rm{ }}dm\)

  • C.

    \(1\) phân \( = 1cm\)

  • D.

    Cả A ,B ,C đều sai

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

1 li = 1mm

1 phân = 1cm

1 tấc = 1dm = 10cm

=> A, B, C đều đúng

=> Ý D sai

Câu 15 :

Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành?

  • A.

    Hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít phát sinh khí thải.

  • B.

    Sử dụng các quy trình sản xuất ít phát sinh khí thái, xử tốt khí thải trước khi thải ra môi trường.

  • C.

    Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bảo vệ không khí trong lành:

-  Hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít phát sinh khí thải.

-  Sử dụng các quy trình sản xuất ít phát sinh khí thái, xử tốt khí thải trước khi thải ra môi trường.

- Hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch.

-  Tích cực trồng cây xanh và bảo vệ rừng.

Câu 16 :

Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A.

    nguồn nhiên liệu tái tạo.

  • B.

    đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.

  • C.

    chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

  • D.

    nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các loài sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

Câu 17 :

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Đáp án

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ý (2), (3) đúng.

Ý (1) sai vì oxygen tan ít trong nước.

Câu 18 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:

  • A.

    Đun sôi nước tự nhiên.

  • B.

    Sắt dễ bị nhiễm từ.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.

  • D.

    Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng cháy, khả năng bị phân hủy,… Do đó, đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc là tính chất hóa học.

Câu 19 :

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A.

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B.

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C.

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D.

    Các chất và sự biến đổi các chất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu v ật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

Câu 20 :

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :

  • A.
    100 cm và 1 cm.
  • B.
    100 cm và 2 cm.
  • C.
    100 cm và 2,5 cm.
  • D.
    100 cm và 10 cm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước là 100 cm và 2 cm.

Câu 21 :

Sắp xếp các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

a) Bấm nút khởi động

b) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

c) Tắt nút khởi động

d) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

e) Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

  • A.

    a – b – d – e – c

  • B.

    b – a – d – e – c

  • C.

    a – b – e – d – c

  • D.
    b – a – e – d – c

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

Bước 2: Bấm nút khởi động

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động

=> b – a – d – e – c

Câu 22 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A.

    Đường mía, muối ăn, con dao .

  • B.

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm .

  • C.

    Nhôm, muối ăn, đường mía .

  • D.

    Con dao, đôi đũa, muối ăn .

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể.

Câu 23 :

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.

2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Đáp án

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.

2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học: 1, 2

Tính chất vật lí: 3, 4

Câu 24 :

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.

2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.

4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Đáp án

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.

2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.

4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học: 2, 4

Tính chất vật lí: 1, 3

Câu 25 :

Cho các từ sau: rắn, lỏng, khí, 232 °C, -232 °C.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là ..... Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể ..... Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể ..... .
Đáp án
rắn
lỏng
khí
232°C
-232°C
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là
232°C
Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể
rắn
Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể
lỏng
.
Lời giải chi tiết :

- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232°C. Khi làm nguội thiếc đến 232 °C , thiếc sẽ đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể rắn .

- Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể khí .

Câu 26 :

Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tú lạnh sồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

  • A.

    Nước bốc hơi mất.

  • B.

    Nước tràn ra ngoài.

  • C.

    Chiếc đĩa đã hút nước.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước ở thể lỏng, bốc hơi nên biến mất.

Câu 27 :

Cho các cụm từ sau: cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose ..... , cây ..... hoặc ..... Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi ..... sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí ..... để thu được đường trắng.
Đáp án
cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose
từ cây mía
, cây
củ cải đường
hoặc
cây thốt nốt
Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi
nước
sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí
sulfur dioxide
để thu được đường trắng.
Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt . Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ . Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng .

Câu 28 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A.

    79 ml

  • B.

    21 ml

  • C.

    50 ml

  • D.

    75 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết :

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Câu 29 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A.

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B.

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C.

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D.

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Câu 30 :

Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?

  • A.

    Vì nhôm dẻo, nhẹ hơn đồng.

  • B.

    Vì nhôm nhẹ hơn đồng, giá thành rẻ.

  • C.

    Vì nhôm dẻo, giá thành rẻ.

  • D.

    Vì nhôm có giá rẻ hơn đồng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.

Câu 31 :

Cho các từ sau: phi kim, tinh luyện, nguyên liệu, vật liệu, khoáng vật. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại ..... chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm ..... để sản xuất ra kim loại, ..... thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và ..... (chế hóa ở nhiệt độ cao).
Đáp án
phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại
khoáng vật
chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm
nguyên liệu
để sản xuất ra kim loại,
phi kim
thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và
tinh luyện
(chế hóa ở nhiệt độ cao).
Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Quặng là loại khoáng vật chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra kim loại, phi kim thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và tinh luyện (chế hóa ở nhiệt độ cao).

Câu 32 :

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulfur dioxide, ... Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm hầm ủ chất thải gia súc để lấy nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc biogas chạy máy phát điện.

Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất bogas đem lại những lợi ích gì?

  • A.

    Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

  • C.

    Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Việc thu gom chất thải tạo khí biogas có nhiều tác dụng:

- Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Tiêu diệt mầm bệnh gây hại. Nếu chất thải động vật thải trực tiếp ra môi trưởng sẽ phát tán nhiều mầm bệnh.

- Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiến mua nhiên liệu.

Câu 33 :

Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì

  • A.

    Bệnh tim

  • B.

    Bệnh về tuyến giáp

  • C.

    Bệnh thận

  • D.

    Bệnh về xương khớp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thiếu iot gây ra các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ

Câu 34 :

Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Bạn Ngân nói rằng ghi như vậy là không hợp lý. Theo em, bạn Ngân nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết” không hợp lí vì đã là nước khoáng thì trong thành phần sẽ có nước và các loại muối khoáng, đây là hỗn hợp chứ không phải chất tinh khiết. Vậy bạn Ngân nói vậy là đúng.

=> Đáp án: Đúng .

Câu 35 :

Cho các từ sau: lơ lửng, phù sa, giàu dinh dưỡng, phù sa rắn . Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

lơ lửng
phù sa
giàu dinh dưỡng
phù sa rắn
Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm ..... cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Nước sông đem theo ..... giàu dinh dưỡng là các hạt ..... trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt ..... này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.
Đáp án
lơ lửng
phù sa
giàu dinh dưỡng
phù sa rắn
Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm
chất dinh dưỡng
cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Nước sông đem theo
phù sa
giàu dinh dưỡng là các hạt
lơ lửng
trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt
phù sa rắn
này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.
Lời giải chi tiết :

Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua.

Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.

Câu 36 :

Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?

  • A.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • B.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động chậm hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

  • D.

    Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm giảm số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở nhiệt độ cao, các hạt của chất rắn chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.

Câu 37 :

Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Dùng phương pháp nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

  • A.

    Phương pháp lọc

  • B.

    Phương pháp cô cạn

  • C.

    Phương pháp chiết

  • D.

    Đầu tiên sử dụng phương pháp lọc, sau đó dùng phương pháp cô cạn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thủy tinh ⇒ Phương pháp lọc.

- Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đưa cách thuỷ ta sẽ thu được đường ở dạng rắn ⇒ Phương pháp cô cạn.

Câu 38 :

Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng. Theo em, máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?

  • A.

    Các vi sinh vật gây hại

  • B.

    Bụi bẩn

  • C.

    Hơi nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khói thành phần không khí như bụi bẩn, hơi nước. Ngoài ra, có loại máy điều hoà còn khử được một số loài vi sinh vật gây hại, ... Nhờ đó, máy điều hoà mang lại không khí trong lành hơn.

Câu 39 :

Điền vào chỗ trống:

1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây

  • A.

    16650 phút; 999000 giây

  • B.

    1665 phút; 9990 giây

  • C.

    1665 phút; 99900 giây

  • D.
    166,5 phút; 9990 giây

Đáp án : C

Phương pháp giải :

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ 1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút = 86400 giây

+ 3 giờ = 3.60 = 180 phút = 10800 giây

+ 45 phút = 45.60 = 2700 giây

=> 1 ngày 3 giờ 45 phút = 1440 + 180 + 45 = 1665 phút

1 ngày 3 giờ 45 phút = 86400 + 10800 + 2700 = 99900 giây

Câu 40 :

Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

  • A.

    An

  • B.

    Bình

  • C.

    An và Bình nhanh như nhau

  • D.
    An và Bình chậm như nhau

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số hộp kẹo An và Bình đóng gói được trong 1 giờ.

Lời giải chi tiết :

Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là:

1410 : 30 = 47 (hộp)

Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là:

408 : 8 = 51 (hộp)

Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút hk1 - Đề số 4 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút hk1 - Đề số 5 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 1 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 2 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 3 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 4 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5 Khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 7
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 9