Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 4
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán lớp 4
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Giá trị của chữ số 3 trong số \(387 \;492\) là:
A. 300 B. 3000
C. 30 000 D. 300 000
Câu 2. Điền dấu \(( >, <, = )\) thích hợp vào chỗ chấm :
3 tạ 4kg … 340kg
A. < B. > C. =
Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 3 giờ 20 phút = …… phút.
A. 320 B. 200
C. 150 D. 240
Câu 4. Số trung bình của các số 48; 111; 215 và 466 là:
A. 210 B. 220
C. 230 D. 240
Câu 5. Mùa xuân năm 2009 kỉ niệm 220 năm Quang Trung đại phá quân Thanh. Như vậy Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào ? Năm đó thuộc thế kỉ mấy ?
A. Năm 1689, thuộc thế kỉ thứ 17.
B. Năm 1789, thuộc thế kỉ thứ 18.
C. Năm 1889, thuộc thế kỉ thứ 18.
D. Năm 1889, thuộc thế kỉ thứ 19.
Câu 6. Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy 4m, chiều cao là 24dm. Diện tích của mảnh đấ đó là:
A. 48m 2 B. 480dm 2
C. 96m 2 D. 960dm 2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
37456 + 90345
813521 - 25672
2163 × 203
32328 : 24
Bài 2.
a) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần :
644 999 ; 3 670 012 ; 645 702 ; 645 712 ; 645 803.
b) Tìm chữ số \(x\) để số \(\overline{34x8}\) chia hết cho 9.
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 2 × 357 × 5
b) 234 × 95 + 5 × 234
Bài 4. Tổng số tuổi của mẹ và con là 49 tuổi. Mẹ hơn con 31 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
Bài 5. Tìm số bị chia nhỏ nhất trong phép chia có thương là 35 và số dư là 44.
Lời giải
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Phương pháp:
Xác định hàng của chữ số 3, sau đó nêu giá trị của chữ số đó.
Cách giải:
Chữ số 3 trong số 387 492 thuộc hàng trăm nghìn nên có giá trị là 300 000.
Chọn D.
Câu 2.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi 1 tạ = 100kg để đổi 3 tạ 4kg thành số đo có đơn vị là kg, sau đó so sánh với 340kg.
Cách giải:
Ta có: 3 tạ 4kg = 304kg.
Mà: 304kg < 340kg.
Vậy: 3 tạ 4kg < 340kg
Chọn A.
Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi 1 giờ = 60 phút.
Cách giải:
Ta có 1 giờ = 60 phút nên 3 giờ = 180 phút.
Do đó: 3 giờ 20 phút = 3 giờ + 20 phút = 180 phút + 20 phút = 200 phút.
Vậy: 3 giờ 20 phút = …200 phút.
Chọn B
Câu 4.
Phương pháp:
Để tìm số trung bình cộng của 4 số đã cho ta tính tổng của 4 số đã cho rồi chia cho 4.
Cách giải:
Số trung bình của các số 48; 111; 215 và 466 là:
(48 + 111 + 215 + 466) : 4 = 210
Chọn A.
Câu 5.
Phương pháp:
*) Cách xác định năm thuộc thế kỉ:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).
...............
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
*) Tìm nằm Quang Trung đại phá quân Thanh ta thực hiện phép tính: 2009 – 220.
Cách giải:
Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm :
2009 – 220 = 1789.
Năm 1789 thuộc thế kỉ thứ 18.
Vậy Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789, thuộc thế kỉ thứ 18.
Chọn B.
Câu 6.
Phương pháp:
- Đổi: 4m = 40dm.
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao tương ứng (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
Đổi: 4m = 40dm.
Diện tích hình bình hành đó là:
40 × 24 = 960 (dm 2 )
Đáp số: 960dm 2 .
Chọn D.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1.
Phương pháp:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái.
Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.
Cách giải:
Bài 2.
Phương pháp:
a) So sánh các số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
b) Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
Cách giải:
a) So sánh các số ta có:
3 670 012 > 645 803 > 645 712 > 645 702 > 644 999.
Vậy các số viết theo thứ tự giảm dần là:
3 670 012 ; 645 803 ; 645 712 ; 645 702 ; 644 999.
b) Để số \(\overline {34x8} \) chia hết cho 9 thì 3 + 4 + \(x\) + 8 chia hết cho 9, hay 15 + \(x\) chia hết cho 9.
Suy ra \(x\) = 3.
Vậy với \(x\) = 3 thì số \(\overline {34x8} \) chia hết cho 9.
Bài 3:
Phương pháp:
a) Áp dụng tính chất kết hợp để ghép tích của 2 và 5 lại thành một nhóm, sau đó nhân với 357.
b) Áp dụng công thức: a × b + a × c = a × (b + c).
Cách giải:
a) 2 × 357 × 5
= (2 × 5) × 357
= 10 × 357
= 3570
b) 234 × 95 + 5 × 234
= 234 × (95 + 5)
= 234 × 100
= 23400
Bài 4.
Phương pháp:
- Tìm tuổi mẹ theo công thức tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
- Tìm tuổi con ta lấy tuổi của mẹ trừ đi hiệu số tuổi của hai mẹ con (hoặc lấy tổng số tuổi của hai mẹ con trừ đi tuổi của mẹ).
Cách giải:
Tuổi của mẹ là:
(49 + 31) : 2 = 40 (tuổi)
Tuổi của con là:
40 – 31 = 9 (tuổi)
Đáp số: Mẹ: 40 tuổi;
Con: 9 tuổi.
Bài 5.
Phương pháp:
- Để số bị chia bé nhất thì phải có số chia bé nhất. Ta có số dư là 44 nên số chia bé nhất là 45 (vì trong phép chia có dư, số dư lớn nhất có thể có kém số chia 1 đơn vị).
- Tìm số bị chia theo công thức:
Số bị chia = Thương × Số chia + Số dư.
Cách giải:
Số dư là 44 thì số chia bé nhất là 45.
Số bị chia bé nhất là:
35 × 45 + 44 = 1619
Đáp số: 1619.