Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A.

    Học thuộc lòng văn bản rồi kể lại

  • B.

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • C.

    Đọc lại văn bản trong SGK

  • D.

    Sáng tạo hoàn toàn nội dung câu chuyện

Câu 2 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật "tôi"

  • B.

    Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Câu 3 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 4 :

Khi kể về kỉ niệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Câu 5 :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 6 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 7 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Câu 8 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 :

Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

  • A.

    Đấu tranh chinh phục tự nhiên

  • B.

    Đấu tranh chống xâm lược

  • C.

    Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

  • D.

    Đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 10 :

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh nào?

  • A.

    Long An

  • B.

    Tiền Giang

  • C.

    Đồng Tháp

  • D.

    Cả 3 tỉnh trên

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Câu 13 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 14 :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Những ngày thơ ấu

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Câu 15 :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 16 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Câu 17 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Câu 18 :

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?

  • A.

    Rùa thần

  • B.

    Mãng xà

  • C.

    Đại bàng

  • D.

    Rồng

Câu 19 :

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Câu 21 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Câu 22 :

Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là?

  • A.

    Loài chim tên “tràm”

  • B.

    Loài cây có hình dáng giống chim

  • C.

    Tên riêng của một khu rừng

  • D.

    Rừng tràm và chim

Câu 23 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Câu 24 :

Trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, cha của Hon-đa làm nghề gì?

  • A.

    Nghề rèn

  • B.

    Đánh cá

  • C.

    Buôn bán

  • D.

    Giáo viên

Câu 25 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 26 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 27 :

Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:

  • A.

    Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

  • B.

    Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.

  • C.

    Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

  • D.

    Cả 3 đáp án A, B và C

Câu 28 :

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Câu 29 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Câu 30 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thạch Sanh

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thạch Sanh ở.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A.

    Học thuộc lòng văn bản rồi kể lại

  • B.

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • C.

    Đọc lại văn bản trong SGK

  • D.

    Sáng tạo hoàn toàn nội dung câu chuyện

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại định hướng kể lại một câu truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

Lời giải chi tiết :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Câu 2 :

Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)

  • A.

    Tuổi thơ của nhân vật "tôi"

  • B.

    Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay

  • C.

    Xuất thân của nhân vật “tôi”

  • D.

    Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích trên

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về tuổi thơ của vật tôi “tôi”

Câu 3 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 4 :

Khi kể về kỉ niệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

Em xem lại bài viết của mình

Lời giải chi tiết :

Sử dụng ngôi thứ nhất để kể về kỉ niệm của bản thân.

Câu 5 :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Câu 6 :

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ.

Lời giải chi tiết :

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 7 :

Tìm từ đồng âm trong các câu sau

(1) Năm nay, em học lớp năm.

(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

  • A.

    (1) năm; (2) bông; (3) giá

  • B.

    (1) nay; (2) bông; (3) giá

  • C.

    (1) năm; (2) hoa; (3) giá

  • D.

    (1) năm; (2) bông; (3) bao

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

(1) năm; (2) hoa; (3) giá

Câu 8 :

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 9 :

Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

  • A.

    Đấu tranh chinh phục tự nhiên

  • B.

    Đấu tranh chống xâm lược

  • C.

    Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

  • D.

    Đấu tranh giữa thiện và ác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung và chọn nội dung tiêu biểu nhất.

Lời giải chi tiết :

Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 10 :

Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ hoặc tra từ điến Hán Việt về từ “khán”

Lời giải chi tiết :

Khán có nghĩa là xem, nhìn

Câu 11 :

Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh nào?

  • A.

    Long An

  • B.

    Tiền Giang

  • C.

    Đồng Tháp

  • D.

    Cả 3 tỉnh trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại vị trí địa lý Đồng Tháp Mười

Lời giải chi tiết :

Đồng Tháp Mười trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng nhất

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên yếu tố nào?

Âm thanh phát ra

Số tiếng có trong từ

Đối tượng từ đề cập

Đáp án

Số tiếng có trong từ

Phương pháp giải :

Em xem lại phần so sánh từ đơn và từ phức

Lời giải chi tiết :

Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức dựa trên số tiếng có trong từ.

Câu 13 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm

Câu 14 :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Những ngày thơ ấu

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu

Câu 15 :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A.

    Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

  • B.

    Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

  • C.

    Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

  • D.

    Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh.

Câu 16 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt trong tình huống truyện và tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.

Câu 17 :

Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

  • A.

    giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • B.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.

  • C.

    giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.

  • D.

    giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 18 :

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?

  • A.

    Rùa thần

  • B.

    Mãng xà

  • C.

    Đại bàng

  • D.

    Rồng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

....

Đọc kĩ văn bản Sự tích Hồ Gươm

Lời giải chi tiết :

Rùa thần là con vật nhận lại gươm thần.

Câu 19 :

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa gốc

Câu 20 :

Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

-> Hai nghĩa không liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 21 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A.

    1 phần

  • B.

    2 phần

  • C.

    3 phần

  • D.

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở bài: giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.

Câu 22 :

Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là?

  • A.

    Loài chim tên “tràm”

  • B.

    Loài cây có hình dáng giống chim

  • C.

    Tên riêng của một khu rừng

  • D.

    Rừng tràm và chim

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là rừng tràm và chim.

Câu 23 :

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A.

    Tiếng Hán

  • B.

    Tiếng Pháp

  • C.

    Tiếng Anh

  • D.

    Tiếng Nga

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại câu hỏi trên

Lời giải chi tiết :

Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất

Câu 24 :

Trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, cha của Hon-đa làm nghề gì?

  • A.

    Nghề rèn

  • B.

    Đánh cá

  • C.

    Buôn bán

  • D.

    Giáo viên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cha của Hon-đa làm nghề rèn

Câu 25 :

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A.

    Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

  • B.

    Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

  • C.

    Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

  • D.

    Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần lý thuyết về truyền thuyết.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng là truyện truyền thuyết vì truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Câu 26 :

Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A.

    Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

  • B.

    Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

  • C.

    Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

  • D.

    Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 27 :

Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:

  • A.

    Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

  • B.

    Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.

  • C.

    Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

  • D.

    Cả 3 đáp án A, B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ các chi tiết đó và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có nhiều ý nghĩa.

Câu 28 :

Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết để chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Từ cổ chai là nghĩa chuyển của từ cổ theo phương thức ẩn dụ

Câu 29 :

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

  • B.

    Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

  • C.

    Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thạch Sanh

Lời giải chi tiết :

Với phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện.

Câu 30 :

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì?

  • A.

    Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh

  • B.

    Giới thiệu về xuất thân của Thạch Sanh

  • C.

    Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

  • D.

    Giới thiệu về triều đại Thạch Sanh ở.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thạch Sanh

Lời giải chi tiết :

Với phần mở đầu, em cần giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra học kì 1 Văn 6 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 6 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 6 bộ sách cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4