Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi văn 6, đề kiểm tra văn 6 cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết Đề thi giữa kì 1 Văn 6 - Cánh diều


Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3

Tải về

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Đáp án

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, những khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo vào cả trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bày tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chẳng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào…”

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự, miêu tả

B. Văn bản miêu tả, biểu cảm

C. Văn bản nghị luận, miêu tả

D. Văn bản thông tin

Câu 2 (0.5 điểm): Tìm từ chỉ không phải chỉ màu sắc mà tác giả sử dụng để tả cảnh mùa thu ở làng quê

A. Màu xanh như ngọc

B. Màu hung hung

C. Màu vàng rực

D. Nồng nồng, ngai ngái

Câu 3 (0.5 điểm): Những cảnh vật nào được tác giả nhắc tới?

A. Bầu trời, cánh đồng, con đường

B. Bầu trời, cánh đồng, dòng sông

C. Bầu trời, con đường, trường học

D. Bầu trời, cánh đồng, bờ đê

Câu 4 (0.5 điểm): Đoạn văn ghi lại cảnh vật và cảm xúc vào thời gian nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa đông

C. Mùa hạ

D. Mùa thu

Câu 5 (0.5 điểm): Từ “hiện hữu” có nghĩa là gì?

A. Đang có, đang tồn tại

B. Đang hiện lên

C. Đã có, đã tồn tại

D. Chưa có, chưa tồn tại

Câu 6 (0.5 điểm): Cụm từ “những sợi rơm vàng óng như tơ” là cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm trợ từ

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn thơ trên, tình cảm mà tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (5 điểm): Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Đề thi

Phần I:

Câu 1:

Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự, miêu tả

B. Văn bản miêu tả, biểu cảm

C. Văn bản nghị luận, miêu tả

D. Văn bản thông tin

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm

=> Đáp án: B

Câu 2:

Tìm từ không phải chỉ màu sắc mà tác giả sử dụng để tả cảnh mùa thu ở làng quê

A. Màu xanh như ngọc

B. Màu hung hung

C. Màu vàng rực

D. Nồng nồng, ngai ngái

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và xác định từ không phải chỉ màu sắc mà để tả cảnh mùa thu

Lời giải chi tiết:

Từ không chỉ màu sắc mà để tả cảnh mùa thu là nồng nồng, ngai ngái

=> Đáp án: D

Câu 3:

Những cảnh vật nào được tác giả nhắc tới?

A. Bầu trời, cánh đồng, con đường

B. Bầu trời, cánh đồng, dòng sông

C. Bầu trời, con đường, trường học

D. Bầu trời, cánh đồng, bờ đê

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Những cảnh vật được tác giả nhắc tới là: bầu trời, cánh đồng, con đường

=> Đáp án: A

Câu 4:

Đoạn văn ghi lại cảnh vật và cảm xúc vào thời gian nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa đông

C. Mùa hạ

D. Mùa thu

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn ghi lại cảnh vật và cảm xúc vào thời gian mùa thu

=> Đáp án: D

Câu 5:

Từ “hiện hữu” có nghĩa là gì?

A. Đang có, đang tồn tại

B. Đang hiện lên

C. Đã có, đã tồn tại

D. Chưa có, chưa tồn tại

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Từ “hiện hữu” có nghĩa là đang có, đang tồn tại

=> Đáp án: A

Câu 6:

Cụm từ “những sợi rơm vàng óng như tơ” là cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm trợ từ

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức các loại từ

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “những sợi rơm vàng óng như tơ” là cụm danh từ

=> Đáp án: B

Phần II:

Câu 1:

Trong đoạn thơ trên, tình cảm mà tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ trên, tình cảm mà tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện qua nỗi nhớ những hương vị và kỉ niệm đã từng gắn bó nơi quê hương

Câu 2:

Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Phương pháp giải:

Nhớ lại những câu chuyện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử mà em yêu thích và kể lại

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất, là một trong những danh nhân văn hóa thế giới. Ông đại diện cho khí phách và tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và các tác phẩm của ông là những bài ca yêu nước. Ông là một người đa tài, là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài.

Nguyễn Trãi (1380–1442), hiệu Ức Trai. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha ông - Nguyễn Phi Khanh - là một học trò nghèo đỗ Thái học sinh. Mẹ ông là bà Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là người làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng được sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Vào năm 1400, sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi vua, ông cho mở khoa thi chiêu mộ người tài. Nguyễn Trãi tham gia và đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Nguyễn Trãi được Hồ Quý Ly tin tưởng cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn năm 1374, được cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, quân Minh tràn sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng thua cuộc. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe lời cha tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Ông trao cho Lê Lợi bản mưu lược đánh đuổi quân Minh - Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người". Từ đây, ông giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh chống quân Minh xâm lược.

Chủ trương đánh giặc của Nguyễn Trãi là phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến giành thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo cho nhân dân, thì mới xây dựng được đất nước: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". Nguyễn Trãi là người luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", lúc nào cũng sống giản dị, cần kiệm, liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long ngày nay) chỉ đơn sơ một túp lều tranh. Ngôi nhà của ông ở Côn Sơn cũng "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân).

Năm 1442, vụ án “Lệ chi viên” đột ngột giáng xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu cảnh tru di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước rồi tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.

Bình ngô đại cáo "là áng" thiên cổ hùng văn tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và kết thúc thắng lợi... Về sử lược có "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, "Dư địa chí" là tập viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Nguyễn Trãi còn có "Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập" đóng góp vào nền văn chương của nước ta. Nguyễn Trãi đã có công lao to lớn đối với nền văn học nước ta. "Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ Nôm, là bước chuyển mình cho sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt. Nguyễn Trãi là người đứng đầu trong sự nghiệp khơi màu dòng thơ Nôm trong hàng nghìn, hàng vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và yêu nước, thương dân. Triết lý trong thơ văn Nguyễn Trãi là triết lý thế sự sâu sắc mà giản dị, những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Độc giả còn có thể cảm nhận được trong thơ văn của ông một tình yêu thiên nhiên tha thiết. Đối với ông thiên nhiên là bạn hữu, đó cũng là lý do ông lui về ở ẩn khi triều đình loạn lạc tại Côn Sơn và sáng tác nên bài thơ Côn Sơn ca.

Thơ văn Nguyễn Trãi là một ngôi sao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho cả văn học và chính trị. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất. Đó là những bài thơ giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về người về đời. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức trí dũng song toàn của Việt Nam thời bấy giờ.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông chẳng những góp phần tạo nên các trang hào hùng trong lịch sử nước nhà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học. Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi sáng ngời như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo". Thời gian có thể làm lu mờ tất cả, nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi sáng đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 6