Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 4
Tải vềĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU
Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu”
"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...
Sau yêu cái chỗ con nằm
Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng
Yêu sao ngang dọc, dọc ngang
Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.
Thêm yêu dìu địu nước hoa
Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng
Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi
Bao ngày, bao tháng dần trôi
Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.
Để khi con vắng một hôm
Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.
Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
(NGUYỄN CHÍ THUẬT,
Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)
Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ năm chữ
D. Thể thơ bốn chữ
Câu 2. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời /
Bố thành vụng dại / trước lời hát ru
Cứ "À ơi, / gió mùa thu”
“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...
B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời
Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru
Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”
“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...
C. Ngày con / khóc tiếng chào đời
Bố thành / vụng dại trước lời hát ru
Cứ "À /ơi, gió mùa thu”
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
D. Ngày con khóc tiếng / chào đời
Bố thành vụng dại trước lời / hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu” /
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
Câu 3. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?
A. Con
B. Bao
C. Bố
D. Yêu
Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ấn dụ
D. Liệt kê
Câu 5. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru.
B. Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi.
D. Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
Câu 6. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?
A. Viết về tình cảm gia đình
B. Viết theo thể thơ lục bát
C. Diễn tả tâm trạng của người cha
D. Thể hiện tình cảm sâu nặng
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ lục bát C. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ bốn chữ |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng trong một dòng
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 2:
Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ? A. Ngày con khóc tiếng chào đời / Bố thành vụng dại / trước lời hát ru Cứ "À ơi, / gió mùa thu” “Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”... B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru Cứ “À /ơi, gió / mùa thu” “Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”... C. Ngày con / khóc tiếng chào đời Bố thành / vụng dại trước lời hát ru Cứ "À /ơi, gió mùa thu” “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”... D. Ngày con khóc tiếng / chào đời Bố thành vụng dại trước lời / hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” / “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”... |
Phương pháp giải:
Đọc ngắt theo nhịp và xác định
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 3:
Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ? A. Con B. Bao C. Bố D. Yêu |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác đinh
Lời giải chi tiết:
Điệp từ “yêu” được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ
=> Đáp án: D
Câu 4:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ấn dụ D. Liệt kê |
Phương pháp giải:
Đọc và xác định biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
=> Đáp án: C
Câu 5:
Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu? A. Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru. B. Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi. D. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung từng câu thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6:
Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)? A. Viết về tình cảm gia đình B. Viết theo thể thơ lục bát C. Diễn tả tâm trạng của người cha D. Thể hiện tình cảm sâu nặng |
Phương pháp giải:
Từ nội dung hai văn bản rút ra điểm khác biệt
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương) khác ở chỗ bài thơ diễn tả tâm trạng của người cha
=> Đáp án: C
Phần II:
Câu 1:
Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập.
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.
+ Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, ….
+ Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán.
+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,…
Câu 2:
Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại sự kiện chính và kể lại bằng lời văn của mình
Lời giải chi tiết:
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,…
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…